Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch

Xu hướng tìm và mua hàng giả tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Những món hàng giả Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Các mặt hàng giả của Yeezy và Crocs cũng được tìm nhiều.
Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch

Những thiết kế giả của Rolex vẫn được tìm kiếm nhiều nhất với 228.000 lượt tìm kiếm. Trong khi đó, chiếc thắt lưng Gucci là phổ biến nhất với 56.400 lượt tìm kiếm.

Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch

Đồng hồ giả của Rolex được tìm kiếm nhiều nhất. Ảnh: SCMP.

Những thương hiệu đồ giả được tìm kiếm nhiều nhất:

  • Rolex - 228.000 lượt tìm kiếm
  • Louis Vuitton - 118.000 lượt tìm kiếm
  • Gucci - 87.600 lượt tìm kiếm
  • Yeezy - 37.200 lượt tìm kiếm
  • Crocs - 25.200 lượt tìm kiếm

Những món đồ hàng giả được tìm kiếm nhiều nhất:

  • Thắt lưng Gucci - 56.400 lượt tìm kiếm
  • Gucci slide - 15.600 lượt tìm kiếm
  • Yeezy Boost 350 - 12.000 lượt tìm kiếm
  • Áo sơ mi Gucci - 8.400 lượt tìm kiếm
  • Ví Louis Vuitton - 7.200 lượt tìm kiếm

Trong một nghiên cứu của Uswitch và công ty Ahrefs, Gucci là 1 trong những nhãn hàng bị nhái nhiều nhất từ nhu cầu mua sắm của đối tượng không đủ khả năng chi trả cho hàng hiệu. Năm 2019, mức thiệt hại của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vấn nạn hàng giả lên đến con số 464 tỷ USD.

Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch-2

Thương hiệu Gucci bị làm giả sản phẩm. Ảnh: Sneakers News.

Theo báo, sản phẩm giả của Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm với các mặt hàng như thắt lưng, sơ mi, áo phông, phụ kiện giày dép. "Hàng giả tạo điều kiện lớn cho việc phát triển ngành kinh doanh trực tuyến dù chúng là bất hợp pháp và phi đạo đức", tạp chí Esquire mở đầu. Một báo cáo mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiết lộ những thương hiệu và hàng hóa giả được thèm muốn nhất.

Bên cạnh đó, báo cáo này còn cho thấy xu hướng thay đổi của thời trang cũng như các mặt hàng phổ biến nhất hiện nay. Một trong những sản phẩm đang có chiều hướng tăng là Crocs với 25.200 lượt tìm kiếm hàng năm.

Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch-3

Với mức độ phổ biến trên thị trường, Crocs bị nhiều thương hiệu làm nhái. Ảnh: SCMP.

Vào tháng 7, Crocs đã đệ đơn kiện 21 công ty vi phạm bản quyền khi sản xuất hàng giả, trong đó có Walmart và Hobby Lobby. Danielle - phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc pháp lý của Crocs - cho biết: "Chúng tôi bắt buộc phải bảo vệ DNA đặc biệt của thương hiệu và sẽ không tha thứ cho những hành động vi phạm bản quyền hoặc những công ty cố gắng sản xuất hàng nhái tràn lan trên thị trường".

Thậm chí, nhãn hàng còn yêu cầu Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) ban hành lệnh cấm nhập khẩu giày dép giả được sao chép từ phiên bản gốc đã đăng ký độc quyền. Biên tập viên thời trang Katie Abel nhận định Crocs đang tăng cường sự tập trung của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu và độ nhận diện trên thị trường để phát triển doanh thu. Tuy nhiên, việc hàng giả xuất hiện khá nhiều với mức giá thấp hơn sẽ làm giảm giá trị nhãn hàng.

Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch-4

Vào tháng 7, Crocs đã đệ đơn kiện 21 công ty vi phạm bản quyền khi sản xuất hàng giả.

Ngoài ra, giày Yeezy cũng lọt vào danh sách hàng giả với lượt tìm kiếm rất cao. Công ty Uswitch và Ahrefs cũng đưa ra chỉ số chi tiết về sản phẩm cụ thể như Yeezy Boost 350 giả ở mức 12.000 lần và Balenciaga Triple S nằm trong khoảng 7.200 lần. Những con số được công ty sử dụng công cụ tìm kiếm trên các trang bán hàng trực tuyến Net-a-Porter, Farfetch rồi thêm cụm từ hàng giả để dò tìm và đúc kết được số liệu cụ thể.

Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch-5

Giày Yeezy Boost 350 giả có hơn 20.000 lượt tìm kiếm trong năm 2021. Ảnh: WWD.

Xem thêm

Giày Nike mũi nhọn gây tranh cãi vì thiết kế “quái dị”

Giày Nike mũi nhọn gây tranh cãi vì thiết kế “quái dị”

Đôi Nike Air mũi nhọn của nhà thiết kế Mihara Yasuhiro gây bàn tán trên mạng xã hội bởi thiết kế lạ kì và có phần quái dị. Mẫu giày này có phần đế mỏng hơn những đôi Nike Air Force thông thường và phần lưỡi gà được thêu ký tự MMY.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...