Xu thế chứng khoán ngày 27/2: Nhà đầu tư ngắn hạn không nên tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại

VN-Index tiệm cận cản mạnh 1.250 điểm và đang có những rung lắc đầu tiên, rủi ro thị trường bước vào nhịp giảm đang tăng lên cho dù thị trường đã hồi phục trong phiên hôm nay. Công ty chứng khoán không khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại...

Xu thế chứng khoán ngày 27/2: Nhà đầu tư ngắn hạn không tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại
Xu thế chứng khoán ngày 27/2: Nhà đầu tư ngắn hạn không tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại

Chứng khoán ngày 26/2, sau phiên giảm điểm khá mạnh cuối tuần trước, VN-Index đã phục hồi khá tốt khi chỉ điều chỉnh nhẹ về vùng hỗ trợ quanh 1.211 điểm đầu phiên hôm nay trước khi tăng lại và giao dịch trên tham chiếu trong thời gian còn lại.

Đà tăng mạnh lên trong phiên chiều và VN-Index đóng cửa tăng 12,17 điểm (+1%) lên mức 1.224.17 điểm, duy trì trên vùng giá tâm lý và đỉnh năm 2018 tương ứng 1.200 - 1.211 điểm.

HNX-Index tăng 1,79 điểm (+0,77%) lên mức 232,86 điểm. Độ rộng tích cực trở lại với mức độ phục hồi khá tốt ở nhiều mã/nhóm mã khi có 377 mã tăng giá (20 mã tăng trần), 277 mã giảm giá (23 mã giảm sàn) và 139 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết giảm khá mạnh 34,8% so với phiên trước, khối lượng giao dịch tại HOSE giảm 37,12% trong đó VN30 giảm mạnh hơn 46,40% so với phiên trước. Diễn biến này cho thấy mức độ phục hồi không đồng đều, nhưng vẫn khá tích cực khi có nhiều mã tăng giá vượt vùng giá đỉnh cũ. Khối ngoại mua ròng trên HOSE với giá trị 33,08 tỷ đồng, mua ròng trên HNX với giá trị 44,66 tỷ đồng.

Nổi bật nhất phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu chứng khoán khi hầu hết tăng giá mạnh, nhiều mã vượt đỉnh gần nhất, thanh khoản gia tăng đột biến như IVS (+9,65%), HCM (+6,99%), FTS (+6,91%), MBS (+6,87%), VDS (+5,21%)...

Các cổ phiếu nhóm xuất khẩu cũng có diễn biến rất tích cực trước những thông tin xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Nổi bật như các mã thủy sản với VHC (+6,97%), ANV (+6,92%), IDI (+6,75%).. hóa chất với DGC (+7,00%), CSV (+3,44%)..., dệt may TNG (+3,88%), MSH (+3,80%)..., cảng biển, vận tải biển GMD (+6,16%), HAH (+5,43%)..

Ngoài ra thị trường vẫn duy trì rất nhiều mã vượt trội, tăng giá vượt đỉnh cũ như nhóm công nghệ CTR (+3,97%), FPT (+3,95%)... nhựa NTP (+4,55%), BMP (+3,03%)...,

Các cổ phiếu ngân hàng sau phiên giao dịch khá đột biến cuối tuần trước đã phân hóa mạnh, đa số biến động hẹp và chịu áp lực điều chỉnh nhẹ, thanh khoản ở mức trung bình với NVB (-1,77%), VPB (-1,28%), EIB (-1,09%), SHB (-0,84%)... ngoài các mã vẫn duy trì xu hướng tăng giá tích cực như BID (+3,08%), TCB (+2,74%), CTG (+1,28%)...

Nhóm cổ phiếu có diễn biến kém tích cực trong thị trường vẫn là nhóm bất động sản khi đa số vẫn chịu áp lực giảm điểm trong khi thị trường hồi phục với FIR (-1,98%), NRC (-1,96%), VIC (-1,33%), NVL (-1,18%)... ngoài các mã khá tích cực như PXL (+7,26%), CCL (+3,56%), IJC (+3,05%)...

Các mã xây dựng cũng có diễn biến tương tự khi phục hồi kém, biến động trong biên độ hẹp, thanh khoản ở mức trung bình như PC1 (-1,08%), CTD (-0,30%), VCG (+0,41%), LCG (+0,39%)...

anh-chup-man-hinh-2024-02-26-luc-193741-2480.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Không tránh khỏi rung lắc

Chứng khoán BIDV (BSC)

Dòng tiền bắt đáy đã xuất hiện tại ngưỡng 1.210 nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên trước, cho thấy tâm lý thị trường còn e dè. Trong ngắn hạn, VN-Index có thể hồi phục trở lại sau nhịp điều chỉnh về ngưỡng 1.250, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi rung lắc.

Dòng tiền lan tỏa tìm nhóm dẫn dắt mới

Chứng khoán DSC

Chỉ số VN-Index đạt 1.224,17 điểm, với động lượng thanh khoản sụt giảm, giá trị giao dịch đạt 21.000 tỷ đồng. Tín hiệu hồi phục với độ lan tỏa rộng ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt nhìn vào diễn biến vượt đỉnh ở nhóm chứng khoán; trạng thái tâm lý khởi sắc như chưa từng có áp lực phiên phân phối cuối tuần trước.

Điểm sáng là dòng tiền mở rộng điểm đến ở nhiều nhóm cổ phiếu khác ngoài ngân hàng. Diễn biến dòng tiền lan tỏa và tìm nhóm dẫn dắt mới dẫn rõ ràng hơn. Tổng quan, thị trường lấy lại động lượng tích lũy tích cực ngắn hạn, xu hướng trong trung hạn vẫn được bảo lưu. DSC khuyến nghị nhà đầu tư hành động theo thiên hướng quan sát.

Vùng kháng cự gần nhất là 1.230 - 1.240 điểm

Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

Lãi suất liên ngân hàng đã quay đầu giảm sau phiên tăng nóng trước đó. Điều này củng cố quan điểm của TPS về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhiều khả năng tiếp tục giảm nhẹ cho tới hết quý 1/2024. Lãi suất rẻ hơn cũng được xem là yếu tố hỗ trợ tích cực cho dòng tiền tham gia vào thị trường.

Trong phiên hôm nay, chỉ số VN-Index đã thành công khi lấy lại gần hết số điểm giảm trong phiên trước. Điều này cho thấy lực cầu duy trì ở vùng giá thấp khi chỉ số có sự điều chỉnh là khá vững chắc. Vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index là 1.160 - 1.180 điểm và vùng kháng cự gần nhất là 1.230 - 1.240 điểm.

Nhà đầu tư ngắn hạn không tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại

Chứng khoán SHS

VN-Index tiệm cận cản mạnh 1.250 điểm và đang có những rung lắc đầu tiên, rủi ro thị trường bước vào nhịp giảm đang tăng lên cho dù thị trường đã hồi phục trong phiên hôm nay. SHS không khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nhịp tăng của kênh tích lũy nhưng đã tiệm cận cản trên nên rủi ro cũng đang tăng lên khi VN-Index bắt đầu rung lắc khi gặp cản mạnh 1.250.

Ở vùng điểm số hiện tại cơ hội giải ngân trung dài hạn không còn nhiều và không hấp dẫn, do đó SHS không khuyến nghị giải ngân ở giai đoạn hiện tại mà nên chờ đợi thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường, đồng thời nên ưu tiên các cổ phiếu có diễn biến ổn định và thu hút dòng tiền trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro...