Xuống tiền mua “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, khách hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro?

Hiểu đơn giản là khách hàng sẽ đầu tư một khoản tiền lớn cho những kỳ nghỉ dưỡng hình thành trong tương lai khi phát sinh nhu cầu, nhưng lại không biết trước những rủi ro có thể phải đối diện…

nghi-duong-2633.jpg
Cảnh báo người tiêu dùng "sập bẫy" mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn. Ảnh minh hoạ

Cơ quan chức năng đã từng cung cấp nhiều thông tin cảnh báo rủi ro về loại hình kinh doanh “kỳ nghỉ dưỡng”, nhưng nhiều người vẫn sập bẫy vì bị thu hút bởi những lời quảng cáo lợi ích hấp dẫn.

THẢ MỒI BẰNG LỢI ÍCH CHOÁNG NGỢP

Mới đây, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã dẫn chứng về một số phản ánh của người dân về thông tin liên quan đến những “hợp đồng sở hữu kỳ nghĩ dưỡng”. Điều đáng nói, những thông tin này chỉ được chia sẻ khi khách hàng đã đối mặt với rủi ro và mong muốn được cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, bên cạnh tên gọi “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ”, các hợp đồng kinh doanh nghỉ dưỡng dài hạn (thường có thời hạn hợp đồng từ vài năm đến vài chục năm) còn xuất hiện dưới nhiều tên gọi như “hợp đồng nghỉ dưỡng”, “hợp đồng dịch vụ tuần nghỉ hạnh phúc”, “hợp đồng kỳ nghỉ gia đình”, “hợp đồng mua bán thẻ du lịch”…

Khách hàng thường bị thu hút bởi những lời quảng cáo, giới thiệu hấp dẫn về quyền lợi khi tham gia mô hình này như: Giá trị hợp đồng hấp dẫn, điều này có thể hiểu khách hàng ký hợp đồng sẽ được hưởng kỳ nghỉ chất lượng cao, nhưng giá tiền bỏ ra thấp hơn nhiều so với khách vãng lai; Dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp tiêu chuẩn 5*, tiêu chuẩn quốc tế, hàng đầu Việt Nam; Khách Nghỉ dưỡng có thể nghỉ dưỡng tại dự án của Công ty hoặc các địa điểm khác trong và ngoài nước…

Đặc biệt, đánh vào tâm lý người tiêu dùng, các đối tượng còn gợi mở đây là kênh đầu tư sinh lời lý tưởng. Theo đó, nếu đầu tư vào kỳ nghỉ dưỡng, nhưng nếu không có nhu cầu, khách có thể dễ dàng chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng hoặc từng tuần nghỉ với lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp người dân tham gia hợp đồng cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn/hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ phán ánh quyền lợi của họ trong hợp đồng ký kết trên thực tế không giống với thông tin quảng cáo, giới thiệu.

du-lich-nghi-duong-1-1632982019-2336.jpg
Người tiêu dùng phải sáng suốt trước những chiêu trò về sở hữu hợp đồng dịch vụ nghỉ dưỡng. Ảnh minh hoạ

Cũng theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, các hành vi người dân phản ánh liên quan tới hoạt động cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn của bên bán như: có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng; vi phạm pháp luật về du lịch; vi phạm điều cấm của pháp luật; không thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết; thực tế giao dịch không đúng với thông tin quảng cáo; cung cấp thông tin gian dối; áp đặt điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng; tăng phí thường niên quá cao; việc đặt phòng nghỉ dưỡng và chuyển nhượng hợp đồng/cho thuê lại kỳ nghỉ không thuận lợi; có dấu hiệu trốn thuế, không minh bạch về kiểm toán... Nhiều sự việc đã được cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ.

KIỂM CHỨNG NHỮNG “CAM KẾT MIỆNG”

Nhận thấy nhiều rủi ro khi sử dụng dịch vụ mô hình này, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân thận trọng. Đặc biệt, trước khi quyết định tham gia sự kiện giới thiệu sản phẩm, cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu tại sự kiện cũng như bên cung cấp thông qua phương tiện truyền thông hoặc qua bạn bè, người thân đã tham gia sự kiện hoặc sử dụng sản phẩm; xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm.

Đồng thời, trước khi quyết định, cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng và nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở những vấn đề sau: Xác định rõ nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài.

Với những “cam kết miệng” của doanh nghiệp, người tiêu dùng cần có sự so sánh với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng. Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung.

Phải xác định rõ toàn bộ các chi phí phải đóng trong thời hạn hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài và bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện không?

Để tránh mắc kẹt trong các điều khoản, người dân phải xem xét kỹ các điều kiện, hạn chế đối với bên mua trong việc hưởng, chuyển nhượng quyền nghỉ dưỡng, ví dụ như: thời điểm bắt đầu được thực hiện quyền nghỉ dưỡng, dịch vụ này có được chuyển nhượng cho người khác không, nếu có thì sau khi ký hợp đồng hay sử dụng dịch vụ bao nhiêu lâu, có đi kèm điều kiện gì không…;

Các điều khoản bất lợi trong hợp đồng, ví dụ như: hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua; không cho người tiêu dùng hủy ngang hợp đồng; chế tài xử lý vi phạm không công bằng giữa hai bên; các trường hợp bên cung cấp dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm ví dụ như không được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng (đối với loại hình có dự án/khách sạn) hoặc bên thứ ba không tiếp tục hợp tác (đối với loại hình không có dự án/khách sạn)...

Trong khi lĩnh vực kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ được pháp luật nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới điều chỉnh một cách trực tiếp, Việt Nam cho đến nay còn thiếu vắng một khung pháp lý riêng biệt, đầy đủ để điều chỉnh đối với loại hình kinh doanh này. Do vậy chính người tiêu dùng càng cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn dịch vụ an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…