2 năm thực thi EVFTA (Bài 1): Xuất khẩu tăng ấn tượng nhờ “con đường cao tốc...”

Tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU.

“Đường cao tốc EVFTA” mở - rau, củ, quả... băng băng tiến vào EU

EU là một thị trường rộng lớn và tiềm năng cũng như một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Tất cả 27 nhà nước thành viên của EU có tổng dân số lên đến khoảng 516 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người của EU lên đến 35.000/năm.

Sức mua của người dân EU chính vì thế là rất lớn, mà thị trường EU hàng năm đều có nhu cầu nhập khẩu một khối lượng rất lớn nhiều mặt hàng từ bên ngoài.

EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Các nước EU thường chi khoảng hơn 160 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông sản mỗi năm. Và theo thống kê, khoảng khoảng 5,5 tỷ USD trong số này dành cho các mặt hàng nông sản từ Việt Nam.

Con số này đã biến EU thành thị trường tiêu thụ nông sản lớn thứ ba của Việt Nam. Vì thế, kim ngạch buôn bán song phương giữa Việt Nam và EU năm 2021 đạt mức 57 tỷ USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng ấn tượng nhờ tận dụng tốt "con đường cao tốc EVFTA"
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng ấn tượng nhờ tận dụng tốt "con đường cao tốc EVFTA"

Nhiều chuyên gia khi trao đổi với Phóng viên Thương Gia khẳng định, không cần nhìn vào những con số thống kê cụ thể và khô khốc, cũng có thể khẳng định kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước EU tăng mạnh kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

Và quả thực khi nhìn vào những con số, chúng tôi thấy nhận định của các chuyên gia không hề ảo tưởng một chút nào. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU lên đến 27,67 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2021. Con số này tăng 18,4% so với thời kỳ khi chưa áp dụng EVFTA - năm 2020. Giá trị xuất khẩu tăng 18,3% (19,4 tỷ USD) và giá trị nhập khẩu tăng hơn 19,1% (8,2 tỷ USD).

Với riêng thị trường Đan Mạch, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch lên đến 308,51 triệu USD trong sáu tháng đầu năm 2021. Việt Nam xuất khẩu hơn 181,98 triệu USD hàng hóa sang Đan Mạch, nhưng nhập khẩu 126,53 triệu USD hàng hóa từ Đan Mạch. Những con số này lần lượt tăng 29,16% và 32,17% so với cùng kỳ năm 2020.

Các ngành cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè là một minh chứng cụ thể cho các tác động tích cực của EVFTA đối với các hoạt động thương mại của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu các ngành trên của Việt Nam sang thị trường EU lên đến khoảng 2,2 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2021. Con số này tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường châu Âu năm 2021 tăng 17,4% so với năm 2020 và đạt mức 303 triệu USD.

Đầu năm 2022, 3 tấn xoài cát chu, có mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, và có chứng nhận chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh của Đồng Tháp đã được xuất khẩu sang châu Âu. Một tập đoàn ở Hà Lan sẽ tiếp nhận 8 tấn xoài mỗi tuần trong thời gian đầu, nhưng sẽ tăng số lượng lên trong các thời gian sau cùng với việc mở rộng thị trường sang các nước khác.

Bên cạnh đó, các nông sản thế mạnh của Đồng Tháp như gạo, nhãn, sầu riêng, mít, ổi, ớt… cũng sẽ được xuất sang thị trường EU theo con đường EVFTA.

Nhìn vào những con số xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ, có thể khẳng định nhiều mặt hàng của Việt Nam đã bắt đầu khẳng định được chỗ đứng của mình ở thị trường khó tính này kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

EVFTA chính vì thế được xem là chìa khóa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường EU, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực chưa thể ký kết các hiệp định thương mại tự do với khu vực này.

Sẽ sáng hơn nữa nhờ hàng rào thuế quan được cắt bỏ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA đều cam kết mở cửa thị trường khá mạnh đối với một số mặt hàng nguyên vật liệu của Việt Nam.

Đối với EU, khu vực này loại bỏ tới 85,6% tổng số dòng thuế đang áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, năng lực cạnh tranh của khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU dự báo sẽ được cải thiện đáng kể.

EVFTA được xem là chìa khóa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU
EVFTA được xem là chìa khóa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU

Cụ thể, trong vòng 7 năm hơn 73% các mặt hàng gốm, sứ, thủy tinh có thuế suất bằng 0% từ Việt Nam sang EU. Đây được xem là một lợi thế lớn để các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh của Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường EU.

EVFTA cũng mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may và thủy sản của Việt Nam tiếp cận thị trường EU. EVFTA giảm thuế suất bình quân 9,6% xuống còn 0% trong vòng 7 năm.

Trong khi đó, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà phê, chè và cao su đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ở thị trường EU.

Trước khi EVFTA được áp dụng, các mặt hàng rau quả của Việt Nam thường bị đánh thuế lên đến 10-20%. Nhưng, EVFTA đã bãi bỏ hầu hết các loại thuế đối với nông sản Việt Nam.

Các mặt hàng được chế biến từ hạt điều của Việt Nam phải chịu thuế khoảng 7-12% tại thị trường EU. Tuy nhiên, EVFTA đã loại bỏ hoàn toàn các loại thuế đánh vào các sản phẩm hạt điều của Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là một cơ hội lớn, mà còn là một cột mốc hiếm có đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam. Ưu đãi này sẽ làm cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh với với các nước trong khu vực.

Mới đây, tại một diễn đàn đánh giá về việc những kết quả đạt được sau 2 năm thực thi EVFTA, các nhà phân tích đều đồng tình rằng hiệp định này đã giúp Việt Nam đa dạng hóa các đối tác thương mại truyền thống.

Bởi thị trường EU rộng lớn và tiềm năng đã góp phần thúc đẩy khả năng ứng phó và phục hồi kinh tế của Việt Nam trước những khó khăn khách quan của đại dịch Covid-19.

Việc tận dụng tốt “con đường cao tốc EVFTA” không chỉ giúp các mặt hàng nông sản của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU ở quy mô rộng lớn hơn, mà uy tín của nhiều mặt hàng khác cũng sẽ được nâng lên ở các thị trường khó tính tương tự.

Nói gì thì nói, ưu đãi về thuế quan cũng chỉ là một phần quyết định giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng. Vấn đề mấu chốt là chính các tiêu chuẩn khắt khe của EVFTA buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, thể hiện trách nhiệm xã hội, và đầu tư phát triển bền vững, dần trở thành những bộ phận tất yếu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

EVFTA biến Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chính thức thiết lập các mối quan hệ thương mại tự do với EU. Thực tế đó không chỉ khẳng định vị thế địa - chính trị ngày càng quan trọng của Việt Nam đối với EU, mà còn biến Việt Nam từ một nước đi sau trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thành một nước tiên phong đi đầu trong mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài. EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Điều đó không chỉ đúng đối với các sản phẩm nông nghiệp, mà còn đối với gần như tất cả các mặt hàng của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường EU.

Xem thêm

Thành lập nhóm tư vấn trong nước theo quy định trong EVFTA

Thành lập nhóm tư vấn trong nước theo quy định trong EVFTA

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Quyết định số 1972/QĐ-BCT thành lập Nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group - DAG) Việt Nam theo quy định tại Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong EVFTA.

Có thể bạn quan tâm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

Với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao nhất một tổ chức tài chính quốc tế đưa ra với nền kinh tế Việt Nam năm nay...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Chương trình “Gala Doanh nhân Thăng Long 2024” là dịp mọi người ngồi lại để cùng nhau chia sẻ, nhìn lại những chặng đường đã qua và tiếp tục định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của đội ngũ doanh nhân Thủ đô trong thời kỳ mới...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ