5 lý do khiến Huawei trở thành “cái gai” của Washington

Muốn triển khai các dự án công nghệ 5G trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến Huawei trở thành mục tiêu công kích hàng đầu hiện nay của Washington.
5 lý do khiến Huawei trở thành “cái gai” của Washington

Đó là lý do, trong suốt những tháng qua, Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép lên Huawei như yêu cầu tập đoàn này dừng triển khai dự án công nghệ 5G, hạn chế các hoạt động kinh doanh tại một số quốc gia, hay đỉnh điểm, là bắt giữ CFO Mạnh Văn Quân - con gái của CEO tập đoàn này.

Năm 2003: Bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế

Từ năm 2003, Huawei đã phải đối mặt với hàng loạt các chỉ trích khi bị Tập đoàn Cisco Systems – đối thủ trực tiếp tại thị trường Mỹ kiện vi phạm bằng sáng chế. Cisco cáo buộc Huawei sao chép phần mềm mã nguồn, tài liệu và bán thiết bị đã qua sử dụng với giá rất thấp.

Vụ việc đã được chuyển cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ giải quyết và chỉ êm thấm sau khi Huawei đồng ý huỷ bỏ các sản phẩm thuộc diện bị nghi ngờ. Nhưng chính sự kiện này đã đưa Huawei vào “tầm ngắm” của giới cầm quyền Washington.

Từ năm 2011: Trở thành mối đe doạ an ninh mạng

Washington nhìn nhận Huawei là mối đe dọa về an ninh từ năm 2011 khi doanh số hàng năm của công ty đạt 203,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 29,6 tỷ USD theo tỷ giá USD hiện tại). Điều đáng nói, doanh số này chỉ bằng 1/3 so với doanh số hiện tại của Huawei.

Cùng năm đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trình chính quyền Obama một báo cáo cho rằng, hai tập đoàn Trung Quốc là Huawei và ZTE có “quan hệ mật thiết” quân đội Trung Quốc.

Thậm chí, Ủy ban cố vấn Quốc hội Mỹ còn cho rằng, Huawei có thể tăng trưởng nhanh đến như vậy nhờ sự hậu thuẫn của Trung Quốc và khẳng định, tập đoàn này có thể trở thành mối đe dọa an ninh của Mỹ.

Năm 2012, Hạ viện Mỹ đã thực hiện một cuộc điều trần với đại diện của Huawei và ZTE trước khi công bố báo này. Tuy nhiên, phía Huawei một mực phủ nhận và cho rằng, báo cáo này hoàn toàn là những suy đoán vô căn cứ.

Nhưng điều đó không khiến thực tế thay đổi. Từ thời điểm đó, các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đều bị cấm mua các thiết bị của Huawei và ZTE.

Năm 2015, FBI cảnh báo, nếu các công ty viễn thông Mỹ sử dụng nhiều thiết bị và dịch vụ của Huawei thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hay tấn công mạng từ các công ty của Trung Quốc.

Cuối năm đó, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đã thể hiện thái độ cương quyết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, Washington sẽ theo đuổi các biện pháp trừng phạt đối với vụ tấn công mạng của Trung Quốc.

Chính thức trở thành “cái gai” dưới thời Donald Trump

Dưới thời Tổng thống Obama, cáo buộc về Huawei chỉ dừng lại ở trạng thái buộc tội và những lời nói mang tính răn đe. Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, mọi chuyện đã thay đổi.

Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc luôn là nhân tố được nhắc đến hàng đầu của giới chính khách Mỹ khi nói về vấn đề đánh cắp tài sản trí tuệ. “Huawei là một trong những công ty chúng tôi để tâm” là lời khẳng định của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Cố vấn thương mại Peter Navarro.

Trong một lần xuất hiện trên truyền hình vào 10/12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quan điểm chính trị của vị bộ trưởng này vẫn là tìm mọi cách để bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề bắt giữ các công dân Trung Quốc tại Canada khi điều đó tổn hại ngoại giao Trung Quốc.

Tổng thống Trump là vị tổng thống đầu tiên “dám đối đầu trực diện” với Trung Quốc bằng những quyết sách đối ngoại mạnh mẽ thì giới chính khách Mỹ vẫn luôn muốn duy trì “vùng an toàn” trong vấn đề mang tên “Trung Quốc”.

Trở thành kẻ tiên phong của “công trình 5G”

Trong kế hoạch phát triển mạng không dây 5G, Hoa Kỳ luôn muốn đẩy Huawei ra khỏi kế hoạch này khi Huawei là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc và hàng đầu thế giới.

Theo một thống kê của Deloitte, kể từ năm 2015, Trung Quốc đã xây dựng 350.000 trang web để phục vụ cho công nghệ 5G như một trạm căn cứ để lưu trữ và trung chuyển thông tin, trong khi Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở con số 30.000.

Trong kế hoạch kinh tế 5 năm, Trung Quốc dự định chi đến 400 tỷ USD đầu tư cho công nghệ này nên trong mắt các chuyên gia, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra “sóng thần 5G” mà không quốc gia nào có thể đuổi kịp. Đó chính là lý do khiến Mỹ lo ngại rằng, Huawei sẽ đóng vai trò là người tiên phong cho chiến lược 5G của Trung Quốc

Củng cố chiến lược quốc phòng của Trung Quốc

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ dường như cũng đang “đứng ngồi không yên” như Nhà Trắng.

"Trung Quốc phải chịu trách nhiệm 50% - 80% hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ trên toàn thế giới và hơn 90% hoạt động gián điệp kinh tế trên mạng tại Hoa Kỳ”, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Chuck Grassley khẳng định trong một sự kiện truyền thông.

Trong báo cáo thường niên trước Quốc hội vào tháng trước, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc cảnh báo, nếu trở thành cường quốc của công nghệ 5G, Bắc Kinh sẽ có thể thu thập dữ liệu của Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với bây giờ.

Và với vấn đề này, Huawei tiếp tục rơi vào “vòng nguy hiểm” khi luôn được đánh giá là tập đoàn có khả năng củng cố chiến lược quốc phòng của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…