8 điều không ai dạy mà bạn sẽ phải đối mặt khi ra làm chủ doanh nghiệp

Nếu dự định khởi nghiệp, bạn nên đọc qua một lần, rồi suy nghĩ thật chín chắn xem mình có phù hợp để làm chủ hay không. Nếu khởi nghiệp chỉ để kiếm tiền thì có khối cách kiếm tiền cá nhân mà không cần làm chủ doanh nghiệp.

Trầm cảm và Stress đối với các doanh nhân là vấn đề hết sức phổ biến và gần như là điều không thể tránh khỏi, ít nhất là trong một thời điểm nào đó hoặc thậm chí là cả hành trình. Tuy nhiên, hầu hết những người trong cuộc lại không muốn nhắc tới bởi niềm tự tôn, cái tôi quá lớn và nỗi sợ hãi phải công khai điểm yếu của mình cho gia đình, bạn bè, nhân viên của mình biết. Tôi cũng từng một thời gian dài như thế. Nhất là khi tất cả họ đều nghĩ bạn đang sống trong giấc mơ của mình, bạn mạnh mẽ, quyết liệt. Thực tế, đâu phải ai sinh ra cũng đều như thế. Chỉ là đôi khi thấy cơ hội thị trường thì ra khởi nghiệp, đơn giản thế thôi.

Ra khởi nghiệp mở một doanh nghiệp, là điều mơ ước nhiều người, nó làm ta cảm giác đang sống trong giấc mơ của mình. Nó khiến mình thấy thật sự hạnh phúc, tự do và cảm thấy biết ơn vì được làm những gì mình yêu thích, dù ban đầu mài mòn đít quần làm tới mười mấy giờ/ngày so với đi làm công. Tuy nhiên, mọi chuyện đôi khi khó hơn những gì tưởng tượng, chứ không đơn giản là làm nhiều giờ hơn. Có những lúc, mình nhìn lại đám bạn, thấy tụi nó từ từ thăng tiến lên, đôi lúc thường xuyên cảm thấy mình bị rơi vào hố sâu buồn bã, thất vọng và không chắc chắn về tương lai khi công ty mãi chưa có lãi. Ai startup đều ít nhiều trải nghiệm cảm giác hụt hẫng này.

Tôi viết bài này, hy vọng sẽ giúp cho những doanh nhân lần đầu khởi nghiệp vẫn chưa biết tới những vật cản có thể ập đến, sẽ sớm thôi trên hành trình khởi nghiệp của mình..

  1. Trên đỉnh cao của sự cô đơn

Là ông chủ quả thật tuyệt vời phải không? Nhưng ai biết rằng bạn cũng phải gánh trên vai trách nhiệm cho tất cả những sai lầm, thất bại, thua lỗ và nhìn chung là cả bất kỳ thứ gì mà nhân viên của bạn làm sai. Không ai khác ngoài bạn phải chịu trách nhiệm và bị đổ lỗi cho tất cả những vấn đề đó. Tội lỗi đều quy hết về bạn.

Tất cả những gì bạn có thể làm là học cách chấp nhận và tìm cách giải quyết chúng, để sau này việc đó không lặp lại, âm thầm hy vọng những thứ tồi tệ như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa, nhưng vẫn phải vờ như mọi chuyện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Không ai muốn làm việc cho một ông chủ hay phàn nàn, kêu ca.

Khi thua lỗ, không ai có thể cho bạn câu trả lời. Bạn phải tự tìm ra cách tốt nhất cho công ty. Không ai có thể giúp bạn cả. Bạn phải tin tưởng vào bản năng của chính mình, dù nó sẽ đưa bạn đi trên một con đường mà không ai từng đi trước đó – bạn sẽ trở thành kẻ độc hành trên con đường đó.

Ngủ ở hành lang, vâng mình đã nếm trải, sẽ không ai ngủ cùng với bạn khi chúng ta hết tiền đến mức không đủ tiền để thuê một phòng nhỏ để ngủ đâu.

Lên Facebook than vãn, chẳng ai quan tâm giúp bạn đâu, họ còn hả hê là khác.

  1. Thất bại sẽ trả giá khủng khiếp

Thất bại, phá sản thì làm lại? Đúng, là lý thuyết thôi. Thực tế, khắc nghiệt hơn nhiều, ngã ngựa đôi khi vào tù bóc lịch nữa đấy vì sự thiếu hiểu biết của mình gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu đang làm trong một tổ chức, dù lớn hay nhỏ, khi bạn vấp sai lầm là hỏng một dự án, bạn có thể bị phạt hoặc bị sa thải. Tuy nhiên, nếu tự khởi nghiệp kinh doanh mà thất bại, chắc chắn là phải đóng cửa, nhẹ hết tiền, nặng thì nợ nần, còn nếu không có tiền trả thì vô tù.

Đó là nỗi đau đớn lớn nhất mà không ai có thể cảm nhận được nó nhiều như chính mình. Tuy nhiên, bạn vẫn phải giả vờ cho cả thế giới thấy rằng mình vẫn đang như không có gì xảy ra. Để làm được điều đó dĩ nhiên cần rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong khi đó nỗi đau trong quá khứ vẫn còn gặm nhấm hy vọng có thể làm lại từ đầu. Điều này đôi khi quá sức gánh vác của bạn.

  1. Tự ti khi mới vào cuộc chơi

Tất cả các doanh nhân đều thiếu tự tin. Lúc nào cũng vậy. Bởi chúng tôi tạo ra những đứa con tinh thần của mình và dù ai nói gì đi chăng nữa thì cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tâm trạng của mình. Ba mẹ, bạn bè góp ý đủ kiểu, kêu bỏ cuộc cũng có, nhưng mua thì không. Toàn người xa lạ mua.

Rất nhiều người trong số chúng tôi chịu sự chỉ trích trực diện về sản phẩm và dịch vụ của mình, cho rằng chúng chưa đủ tốt hoặc có thể sẽ thua lỗ và bị đánh bại bởi đối thủ cạnh tranh.

Trong khi bạn liên tục phải tạo động lực cho đội ngũ nhân viên thì thật khó khăn để tìm ra nguồn động lực cho chính bạn.

(Còn nữa)

CEO Nanado Nguyễn Tuấn Hùng

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...