VietJet sẽ nới room ngoại lên 49%, chia cổ tức 50%

ĐHCĐ thường niên sáng ngày 20/4/2017 của CTCP Hàng không Vietjet (VietJet Air, mã: VJC) đã chốt tỷ lệ chia cổ tức là 50%, trong đó 30% là tiền mặt. Đồng thời sẽ nâng sở hữu của khối ngoại từ 30% lên 4
VietJet sẽ nới room ngoại lên 49%, chia cổ tức 50%

Đại hội đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, nới room sở hữu nước ngoài…

Mục tiêu lãi trước thuế 3.629 tỷ đồng

Báo cáo với cổ đông, Ban điều hành Vietjet cho biết, doanh thu năm 2016 tăng trưởng cao tới 39%, đạt 27.499 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 113% đạt 2.496 tỷ đồng. Sau khi kiểm toán, do tăng chi phí giá vốn được điều chỉnh giảm mạnh nên lợi nhuận tăng thêm 206 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 9.586 tỷ đồng.

Theo ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành VietJet, quý 1/2017 công ty đạt kết quả khả quan, trong đó vượt kế hoạch 6%.

Về khai thác tàu bay, đến cuối năm 2017, VietJet dự kiến sẽ khai thác 51 tàu bay với tổng số 98.124 chuyến bay, vận chuyển 17 triệu hành khách. Năm nay, VietJet phấn đấu nâng tổng số đường bay lên 78 đường, bao gồm 41 đường bay nội địa và 37 đường bay quốc tế.

Sắp tới hãng sẽ khai thác thêm 4 đường bay nội địa và 22 đường bay quốc tế, nâng tổng số đường bay khai thác lên 86 đường bay. Hãng bay rẻ này cũng sẽ chú trọng mở rộng mạng bay quốc tế, mở rộng đường bay tới các nước khu vực Bắc Á và Đông Bắc Á, cũng như các tuyến bay đi châu Âu, châu Mỹ. Dự kiến VietJet sẽ có 45 đường bay nội địa vào năm 2019, 36 đường bay quốc tế vào năm 2018.

Với việc mở rộng nhanh chóng, đến cuối 2016, VietJet Air đã chiếm lĩnh được tới 41% thị phần hàng không trong nước , so với thị phần 42% của Vietnam Airlines. Đây là con số ấn tượng khi năm 2012, Vietjet mới chiếm 8% thị phần.

Trên cơ sở tính toán, Vietjet đặt mục tiêu năm 2017 doanh thu sẽ tăng 53% đạt hơn 42.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.629 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.395 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm trước.

Chia cổ tức 50%

Năm 2017, VietJet dự kiến chi cổ tức với tỷ lệ 50%, trong đó chi bằng tiền mặt tối đa 30%. Khoảng tháng 8 hoặc 9 tới, công ty sẽ tạm ứng cổ tức năm 2017 và ngày chốt thanh toán cổ tức năm 2016 là 10/5/2017.

Vietjet sẽ trả cổ tức đợt 2/2016 là 10% bằng tiền từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tương ứng chi khoảng 322 tỷ đồng. Đợt 1 đã trả cổ tức 25% bằng tiền mặt.

Ngoài ra, công ty dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 40%. Dự kiến sau phát hành vốn điều lệ của VietJet tăng lên trên 4.513 tỷ đồng. Trong năm 2016, Vietjet đã hai lần phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lần lượt là 33% và 20%.

Vietjet cũng dự kiến phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) giai đoạn 2017-2019 với tỷ lệ không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành cho mỗi năm. Thời gian phát hành chia làm 3 đợt trong năm 2017, 2018 và 2019; cụ thể do HĐQT quyết định.

Mở “room” ngoại lên 49%

Cổ đông cũng chất vấn HĐQT về kế hoạch nới sở hữu nước ngoài tại VietJet vì hiện tại room ngoại ở mức 24,33%, trong khi mức độ quan tâm đầu tư vào Vietjet ngày càng nhiều hơn. Do đó, sau khi xin ý kiến cổ đông, Vietjet đã thông qua chủ trương tăng “room” ngoại từ mức 30% lên 49% nhằm thu hút đầu tư, tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu, huy động thêm vốn…

Hiện, cổ phiếu VJC nằm trong nhóm cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, với mức giá 131.600 đồng/CP đóng cửa phiên 20/4/2017. Thị giá VJC đã tăng rất mạnh từ khi niêm yết hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Đại hội cũng đã tiến hành bầu các thành viên HĐQT bao gồm: bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, bà Nguyễn Thanh Hà, ông Chu Việt Cường, ông Lưu Đức Khánh, ông Đinh Việt Phương. Trong đó, bà Hà được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Bầu thành viên Ban kiểm soát gồm: bà Trần Dương Ngọc Thảo, bà Đoàn Thu Hương và ông Phạm Văn Đẩu./.

>> Sau kiểm toán, Vietjet lãi thêm hơn 200 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...