Đây là chia sẻ của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội với Tạp chí Thương Gia về sự chuẩn bị của các khu công nghiệp Việt Nam để “trải thảm” mời các nhà đầu tư nước ngoài vào.
Làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng được nhiều chuyên gia đánh giá là còn yếu. Liệu Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu phát triển này không, thưa ông?
Cơ sở hạ tầng Việt Nam mặc dù đã có nhiều sự cải thiện trong những năm vừa qua, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế.
So với các nước trong khu vực ASEAN, chất lượng cơ sở hạ tầng của chúng ta bao gồm đường xá, đường sắt… vẫn nằm ở mức trung bình và kém hơn so với các nước lân cận. Đây là cơ hội rất lớn cho Chính phủ Việt Nam trong việc chú trọng cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư vào nước ta.
Ngành công nghiệp ở Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì?
Viêt Nam có rất nhiều lợi thế như giá nhân công cạnh tranh, giá đất hấp dẫn. Các nhà đầu tư đang tạo ra nhiều cơ hội sản xuất để đa dạng hóa cách thức dây chuyền khác với Trung Quốc. Điều đó quan trọng hơn việc dịch chuyển các khu vực sang vị trí khác. Với những lợi thế đó, chúng ta thấy sự tăng trưởng trong nguồn cầu bất động sản trong những năm gần đây và những dòng đầu tư mới tham gia vào thị trường Việt Nam.
Về nhược điểm, không có nhược điểm lớn nào ở đây, ngược lại, có rất nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp Việt Nam. Sự tăng trưởng của thị trường láng giềng và sự phát triển của giáo dục đã cung cấp lực lượng lao động tay nghề cao cho thị trường và sự cải thiện trong cơ sở hạ tầng và các chuyên gia cạnh tranh nói chung. Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt điều đó và có những cải thiện ở các khía cạnh này.
Thị trường bất động sản công nghiệp của chúng ta đã thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia. Theo ông, các nhà đầu tư trong nước cần cải thiện những điểm nào về hiệu quả hoạt động?
Phần lớn bất động sản công nghiệp được cung cấp bởi các nhà phát triển Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, chất lượng bất động sản công nghiệp đang diễn biến tốt. Điều này được cho thấy bởi sự gia nhập từ các chuyên gia, chủ đầu tư nước ngoài trong 10 năm qua và rất nhiều sự quan tâm trong 2-3 năm gần đây của các đối tác.
Hiện nay chúng ta nhận thấy sự cải thiện về chất lượng chào hàng, chất lượng của bất động sản và những thay đổi phức tạp hơn. Không chỉ bao gồm những ngành có giá trị thấp như hàng may mặc hay giày dép mà còn cả các lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi bất động sản chuyên biệt hơn. Trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển của các trung tâm dữ liệu, hệ thống tiện ích để đáp ứng nhu cầu lớn.
Các khu công nghiệp của Việt Nam cần phải làm gì để có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các thị trường khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực xung quanh?
Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều ưu đãi tại các khu vực kinh tế trên khắp cả nước. Việt Nam có nhiều lợi thế hấp dẫn về mặt địa lý, dân số lao động, chi phí đất đai, chi phí lao động, chi phí vận hành cùng với những chính sách phù hợp, thu hút các nhà đầu tư.
Chính phủ có thể lập kế hoạch tương lai đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng phát triển phát triển hơn, không chỉ bắt kịp Indonesia, Thái Lan và các nước khác trong Đông Nam Á mà còn cần vượt ra khỏi tiêu chuẩn chung.
Các yếu tố như chính sách gia nhập thị trường, khả năng cạnh tranh, lĩnh vực giáo dục luôn cần được cải thiện. Điều đó sẽ giúp Việt Nam đón nhận nhiều nhà đầu tư hơn.
Xin cảm ơn ông.