Bát nháo thực phẩm chức năng: Ai quản Bình Vị Quản?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo tới người tiêu dùng về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo...
Bát nháo thực phẩm chức năng: Ai quản Bình Vị Quản?

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay trên một số website và trang mạng xã hội đang sử dụng hình ảnh các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản thực gây hiểu lầm cho người sử dụng. 

Những thông tin về sản phẩm Bình Vị Quản

Cục An toàn thực phẩm đã ra thông báo về các website quảng cáo thông tin về sản phẩm Bình Vị Quản gây hiểu nhầm về công dụng sản phẩm và quảng cáo không đúng với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được xác nhận.

Cụ thể, sản phẩm Bình Vị Quản được quảng cáo có công dụng trên vỏ hộp là “hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng".

Tuy nhiên, trên nhiều website và mạng xã hội, sản phẩm này lại được quảng cáo với nhiều nội dung gây nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh, sai sự thật về bản chất, công dụng của sản phẩm.

Cụ thể, trên một trang web có địa chỉ là... một nhà thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản được quảng cáo có công dụng "Bảo vệ và làm tăng khả năng niêm mạc của dạ dày; Gây suy yếu, ức chế và đào thảo vi khuẩn chủng HP". Sản phẩm còn được quảng cáo có khả năng "chống trào ngược, chặn đứng khuẩn HP, chữa lành niêm mạc dạ dày. Một số trang Facebook còn tự ghi tên sản phẩm là thuốc. Một trang website khác có địa chỉ binhviquan.vn còn quảng cáo Bình Vị Quản "hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày dứt điểm tại nhà không cần phải phẫu thuật".

Bình Vị Quản
Công dụng của sản phẩm thổi phồng

Những quảng cáo kể trên dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm giống với các loại thuốc có khả năng điều trị bệnh dạ dày. Trong khi đó, trên thực tế, theo cấp phép của Bộ Y tế, sản phẩm này chỉ là dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh không có tác dụng điều trị hay thay thế thuốc chữa bệnh.

Tìm kiếm trên Google cho thấy, gõ từ khóa “thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị quản”, trong 0,29 giây cho 25.500 kết quả tìm kiếm; hay từ khóa “thực phẩm chức năng Bình vị quản”, trong 0,25 giây cho 3 kết quả tìm kiếm.

Tìm hiểu thêm, việc quảng cáo và rao bán sản phẩm này hiện không chỉ có trên 3 trang web được Cục An toàn thực phẩm cảnh cáo, mà còn được rao bán tràn lan trên Facebook.

Các trang cá nhân này, còn đưa sản phẩm Bình Vị Quản vào danh mục thuốc hỗ trợ sức khỏe liên quan đến dạ dày, có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng. Thêm vào đó, sử dụng hình ảnh bác sĩ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

Được biết, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản do Công ty TNHH Đông dược và sức khỏe Doanh Diễm (tên cũ: Công ty TNHH D.BOLD), địa chỉ trụ sở chính: Thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh công bố và chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Đông dược và sức khỏe Doanh Diễm, đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm, tuyên bố công ty này không có liên quan đến việc quảng cáo các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản trên các đường link được cảnh báo.

Công ty không thực hiện và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản trên các website này.

Trước đó Tạp Chí Thương Gia đưa tin, các công ty chịu trách nhiệm về sản phẩm chức năng có liên quan đến vi phạm quảng cáo đều khẳng định đơn vị không thực hiện quảng cáo tại các đường link mà Cục An toàn thực phẩm đưa ra tại buổi làm việc.

Các hình thức xử phạt 

Bộ Y tế đã cảnh báo về việc thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo với nhiều nội dung gây hiểu nhầm về tác dụng như thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh bác sĩ, ý kiến bệnh nhân mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

Mặc khác, việc lừa dối quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi bất chấp luân thường đạo lý khiến người tiêu dùng tin cả tin, lầm tưởng và chịu cảnh “tiền mất, tật mang”. 

Bình Vị Quản
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào những quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm.

Thông tư số 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng của Bộ Y tế cũng quy định: "Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần".

Như vậy bất kỳ bác sĩ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Quản là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Thêm vào đó, ở Mục b, Khoản 3 và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

"Các sản phẩm quảng cáo tràn lan và "thổi phồng" như thuốc chữa bệnh hiện nay gồm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan, đại tràng, viêm loét đại tràng, huyết áp... thậm chí có thuốc quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân" Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhận định.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia khác, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Không ít người có bệnh nhưng không đến bệnh viện khám mà lại mua thực phẩm chức năng dùng như thuốc chữa bệnh, thậm chí là không theo hướng dẫn về liều lượng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…