Boom tấn Hollywood "Dune" -Hành tinh cát: Có gì hấp dẫn?

Được biết đến như một trong những bom tấn lớn nhất năm nay, Dune (tựa Việt: Dune: Hành Tinh Cát) là tác phẩm được đặt rất nhiều kỳ vọng nhờ vào độ hoành tráng của tác phẩm gốc, cũng như quy mô mà đạo diễn Denis Villeneuve sử dụng.
Boom tấn Hollywood "Dune" -Hành tinh cát: Có gì hấp dẫn?

Chuyển thể từ tiểu thuyết của đại văn hào Frank Herbert

Không lâu sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1965, tiểu thuyết Dune (Xứ Cát) của tác giả Frank Herbert đã lọt vào tầm ngắm của các nhà làm phim với rất nhiều tiềm năng. Dẫu đã có nhiều nhà sản xuất có được quyền chuyển thể tác phẩm và đã nỗ lực làm điều ấy, sự đồ sộ của thế giới Dune mà Frank Herbert tạo ra khiến họ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vị thế của Dune trong lòng các fan trung thành của tác phẩm cũng là rào cản đối với những tác phẩm chuyển thể. Trên thực tế, năm 1984, đạo diễn David Lynch đã thành công đưa Dune lên màn ảnh rộng, nhưng thất bại trong việc chinh phục cả giới phê bình và khán giả đại chúng.

Năm 2016, Legendary Entertainment sở hữu quyền chuyển thể tác phẩm và không lâu sau đó, đạo diễn Denis Villeneuve – người tạo nên những Blade Runner 2049, Arrival hay Sicario được thông báo sẽ ngồi vào ghế đạo diễn của phim.

TỪ TIỂU THUYẾT RA MÀN ẢNH RỘNG

Vị đạo diễn tài năng người Canada chia sẻ, ông tìm thấy cuốn tiểu thuyết Dune của Frank Herbert khi còn đang là một cậu thiếu niên. Dune là tác phẩm đi sâu khám phá mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. Và khi ấy, Denis Villeneuve đang lựa chọn giữa việc trở thành một nhà làm phim hay một nhà sinh vật học. Ông từng nói, “Dune chính là thế giới của tôi. Ước mơ từ lâu của tôi là có thể đưa Dune lên màn ảnh”. Giờ đây, ước mơ của đạo diễn Villeneuve đã trở thành hiện thực – và làm hài lòng bất cứ ai từng được chiêm ngưỡng ước mơ đó.

Ba “hoành tráng”: Bối cảnh, diễn viên, đội ngũ sáng tạo

Để mang được một Dune đồ sộ và choáng ngợp như vậy lên màn ảnh rộng, Warner Bros. và Denis Villeneuve đã mạnh tay chi số vốn khủng 165 triệu đô cho quá trình sản xuất. Bối cảnh của Dune được đặt tại 4 quốc gia, đặc biệt đoàn phim đã dành gần 1 tháng rong ruổi trên các hoang mạc của Jordan để mang đến một “hành tinh cát” Arrakis thật nhất có thể.

Trong một bài phỏng vấn của đạo diễn Denis Villeneuve tại Liên hoan phim Thượng Hải, ông chia sẻ: “Chỉ có bối cảnh thật mới mang đến nguồn cảm hứng tuyệt vời nhất.” Trong một số phân đoạn như khi đội quân hàng ngàn người chiến đấu hay sâu cát khổng lồ, CGI vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết bối cảnh của Dune đều được dựng lên thật sự thay vì sử dụng phông xanh, qua đó giúp các diễn viên và nhà sáng tạo cảm nhận được tinh thần của phim ở mức tối đa.

Số vốn 165 triệu đô, ngoài việc sử dụng cho bối cảnh hoành tráng, còn để tập hợp một đội ngũ diễn viên và nhà sáng tạo sáng giá hiếm thấy. Khán giả có lẽ sẽ có không nhiều cơ hội được chiêm ngưỡng dàn diễn viên bao gồm Timothée Chalamet, Oscar Isaac, Rebecca Ferguson, Josh Brolin, Jason Momoa, Stellan Skarsgard, Javier Bardem, Zendaya, Trương Chấn trong cùng một bộ phim, nhất là khi tên tuổi của họ đều đang ở đỉnh cao như hiện tại. Các diễn viên đã mang đến màn trình diễn tuyệt vời trong Dune, đặc biệt là sự tỏa sáng của bộ ba nhân vật trung tâm Timothée Chalamet, Oscar Isaac và Rebecca Ferguson. Đạo diễn Denis Villeneuve từng khen ngợi, màn thể hiện của Timothée Chalamet trong vai người thừa kế Paul Atreides đã khiến ông rơi nước mắt vì vui mừng. Hóa ra, niềm tin của đạo diễn Villeneuve đã không đặt lầm người.

Đội ngũ sáng tạo của Dune hầu hết là những cái tên từng làm việc với đạo diễn Denis Villeneuve trong các tác phẩm trước đây của ông, và rất nhiều người trong số họ từng được đề cử – hay thậm chí là giành tượng vàng Oscar danh giá. Đó là Thiết kế sản xuất từng hai lần được đề cử giải Oscar Patrice Vermette (Arrival, Sicario, The Young Victoria), Biên tập cũng từng hai lần được đề cử Oscar Joe Walker (Blade Runner 2049, Arrival), Giám sát hiệu ứng hình ảnh từng hai lần đoạt giải Oscar Paul Lambert (Blade Runner 2049) và Giám sát hiệu ứng đặc biệt từng giành tượng vàng Gerd Nefzer (Blade Runner 2049). Ông cũng lần đầu hợp tác với đạo diễn hình ảnh từng được đề cử giải Oscar Greig Fraser (Lion, Zero Dark Thirty), Nhà thiết kế phục trang từng ba lần được đề cử giải Oscar Jacqueline West (The Revenant, Quills).

Là tác phẩm khiến nhà soạn nhạc đại tài Hans Zimmer từ chối bom tấn “Tenet” của đạo diễn Christopher Nolan

Cùng với đội ngũ sáng tạo tài năng kể trên, một cái tên đình đám khác cũng góp phần tạo nên thành công của Dune là nhà soạn nhạc tài năng Hans Zimmer. Ở thời điểm nhận được lời mời ngồi vào ghế chỉ đạo âm nhạc của Dune, Hans Zimmer cũng có một đề nghị đến từ người bạn thân – đối tác ăn ý Christopher Nolan cho bom tấn Tenet. Tuy nhiên, là một fan cứng của tiểu thuyết gốc Dune, Hans Zimmer đã quyết định lựa chọn bộ phim làm thử thách tiếp theo của mình.

Được truyền cảm hứng bởi bối cảnh “một hành tinh khác” trong Dune, Hans Zimmer cho rằng thay vì sử dụng các loại nhạc cụ thông thường, ông sẽ sáng tạo các nhạc cụ mới nhằm tạo ra âm thanh độc đáo đúng chất “hành tinh khác”. Để làm được điều này, ông đã dùng khí cụ, sử dụng các bản thu guitar và cello đã được xử lý để tạo ra những âm thanh độc đáo tại Arrakis. Ngoài ra, ông cũng sử dụng rất nhiều giọng nữ trong các bản nhạc nền của Dune, như một sự tôn vinh tới vị thế của những người phụ nữ trong tác phẩm này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...