Các hãng hàng không “đau đầu” vì thời trang của hành khách

Nhiều hành khách đi máy bay đã bị từ chối lên chuyến bay vì lựa chọn thời trang của họ…

5-6920.png

Đạo luật bãi bỏ quy định hàng không của Hoa Kỳ năm 1978 đã loại bỏ sự kiểm soát của liên bang đối với các lĩnh vực như giá vé, đường bay và việc gia nhập thị trường của các hãng hàng không. Kể từ thời điểm đó, các hành khách ở Hoa Kỳ đã trả nhiều đô la hơn cho vé máy bay và họ cũng ăn mặc rất phù hợp.

Ngày nay, sự thoải mái được các hành khách đưa lên hàng đầu. Cùng với những chuẩn mực và nhiều xu hướng văn hóa đang thay đổi, ở hầu hết các khoang hạng phổ thông đều có hành khách mặc quần jean, áo phông, dép tông và đôi khi thậm chí là cả đồ ngủ.

NHỮNG QUY ĐỊNH MƠ HỒ

Olivia Culpo, một người mẫu và cựu hoa hậu hoàn vũ đã phải che đi áo thể thao ngắn và quần short khi lên chuyến bay của hãng American Airline đến Cabo San Lucas vào năm 2022.

Gần đây nhất, trên chuyến bay từ thành phố Salt Lake đến San Francisco, cô gái Lisa Archbold cho biết cô đã bị đối xử như một tên tội phạm với sự cố trang phục của mình.

DJ Soda, Hwang So-hee đã lên Twitter kể chi tiết về việc cô bị quấy rối và làm nhục vì chiếc quần thể thao của mình sau khi lên chuyến bay từ New York đến Los Angeles. DJ Soda mặc một chiếc quần thể thao có in những dòng chữ được cho là xúc phạm người khác. Sau đó, để tiếp tục chuyến bay, cô đã phải thay một chiếc quần khác.

4-146.png
DJ Soda và sự cố với chiếc quần thể thao

Xung đột về thời trang có thể xảy ra giữa hành khách và nhân viên hàng không là do sự mơ hồ của các chính sách hàng không. Một số hãng hàng không không có quy định về trang phục chính thức, thay vào đó, những quy định này thường mơ hồ hoặc bị ẩn sâu trong hợp đồng di chuyển, là một hoặc hai dòng về những gì bị cấm.

Hãng hàng không Delta có quy định rằng, hành vi, trang phục, vệ sinh hoặc mùi hôi của một hành khách tạo ra nguy cơ xúc phạm hoặc khó chịu cho các hành khách khác sẽ bị đưa ra khỏi máy bay.

Còn hãng hàng không American Airline chỉ đơn giản tuyên bố hành khách của mình phải ăn mặc phù hợp, không được phép đi chân trần hoặc mặc quần áo phản cảm. Spirit Airline cũng cấm hành khách đi chân trần và mặc các bộ quần áo có tính chất phản cảm.

1-396.png

Chỉ có hãng hàng không Hawaiian Airlines là có những quy định chi tiết hơn cả. Hãng hàng không này đã liệt kê rõ ràng những bộ đồ không được phép mang lên máy bay và phân loại rõ ràng các loại quần áo nào được và không được mặc.

Việc đưa ra quy định chưa rõ ràng và hành khách ít để tâm tới các quy định này đã khiến xảy ra nhiều tranh cãi. Vào năm 2017, một nhân viên của hãng United Airlines đã cấm hai cô gái tuổi teen lên chuyến bay vì họ mặc quần legging. Hành động này đã dẫn đến một làn sóng dư luận xấu đối với hãng hàng không có trụ sở tại Chicago.

Khía cạnh khó hiểu ở hầu hết các quy định về trang phục của các hãng hàng không là sự mơ hồ xung quanh hai thuật ngữ thích hợp hay phản cảm. Nick Leighton, một chuyên gia xã giao xã hội tại Manhattan cho hay, những gì được coi là phù hợp hoặc chấp nhận được sẽ khác nhau rất nhiều giữa các khu vực địa lý mà hãng hàng không phục vụ.

Bên cạnh đó, Nick Leighton nói thêm, sự khác biệt lớn về văn hóa của các nhân viên hãng hàng không và khách hàng có thể khiến một số hành khách có khả năng trở thành "mục tiêu" nhiều hơn những hành khách khác.

NHIỀU BẤT LỢI XẢY RA

Mary Jo Manzanares, một cựu tiếp viên hàng không tại Hoa Kỳ có thâm niên 33 năm cho biết, phụ nữ chiếm phần lớn trong các vụ việc về trang phục trên máy bay, những người đó đã rất xấu hổ khi vướng vào những sự cố này.

Hãng hàng không Delta đã từng từ chối một vị khách mặc một chiếc áo phông có in một hình thù được cho rằng chỉ phù hợp với nam giới. Vị khách này sau đó đã viết một bức thư gửi chủ tịch của Delta và cho rằng hãng hàng không này đã phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Nói về vụ việc này, tiếp viên hàng không Manzanares cho rằng, nhiều hành khách không nhận thức được nguy cơ rắc rối trên chuyến bay có thể bùng phát từ một hình thù tưởng chừng như vô hại trên áo phông. Đó là lý do tại sao các nhân viên mặt đất và tiếp viên hàng không luôn cố gắng giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn, liên quan đến trang phục hành khách trước khi cất cánh.

2-7534.png

Một hành khách vi phạm về trang phục có thể dẫn tới nguy cơ không chỉ khiến bản thân họ rơi vào tình huống khó xử mà còn có thể gây bất tiện cho hàng trăm hành khách khác bởi gây ra sự chậm trễ cho chuyến bay.

Hơn thế, những hành khách bị từ chối lên máy bay vì trang phục có thể phải gánh chịu hóa đơn cho chiếc vé chưa sử dụng của họ, hoặc có khả năng phải đặt lại vé nhưng không được hoàn tiền.

Vụ việc được đăng trên X vào ngày 1/4/2024, một hành khách của American đăng tải rằng sau khi đã trả 2.000 USD cho một vé hạng nhất, người này đã bị từ chối lên máy bay vì mặc trang phục được cho là “xúc phạm” ai đó và không được hoàn tiền.

Hơn thế, nếu sự cố về trang phục của hành khách xảy ra, bảo hiểm du lịch cũng không chi trả cho vấn đề này. Jeff Rolander, phó chủ tịch phụ trách bồi thường tại Bảo hiểm du lịch Faye nói rằng, dựa trên 20 năm kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực du lịch, không có nhà cung cấp bảo hiểm du lịch nào sẽ chi trả cho những sự cố như vậy.

3-8418.png

Các chính sách trang phục của hầu hết các hãng hàng không hầu như đều quy định một cách mơ hồ khiến cho nhiều hành khách lo sợ về bộ đồ của họ.

Đơn cử, hãng hàng không Southwest nói rằng hãng này không có quy định về trang phục chính thức của hành khách. Nhân viên của hãng bay này sẽ có trách nhiệm sử dụng phán đoán của mình để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho tất cả mọi người trên chuyến bay.

Điều này đã dẫn tới sự hoang mang cho nhiều hành khách khi lựa chọn trang phục cho chuyến bay của mình. Nhiều người không muốn bị trở thành "tội phạm" chỉ vì trang phục của mình.

Nick Leighton đưa ra lời khuyên rằng những hành khách có thể tránh những sự cố về trang phục bằng cách tuân theo một "quy tắc trang phục" đơn giản như trong thang máy hoặc tàu điện ngầm.

Sau nhiều vụ lùm xùm về thời trang sân bay, nhiều người cho rằng việc mặc gì là quyền tự do cá nhân của họ. Alpert, con của một người cựu phi công cho hãng bay Delta đã đưa ra lời phản bác, việc có một bộ trang phục đủ chuẩn mực không phải là từ bỏ quyền tự do cá nhân mà là cách thể hiện sự tử tế đối với người đối diện.

Một trong những chiến lược hút khách hạng sang của hãng hàng không Qantas là ban hành sắc lệnh về thời trang, về việc nên mặc gì và không nên mặc gì khi vào phòng chờ hạng thương gia của họ. Hãng này cho hay, những hướng dẫn này nhằm tạo ra một môi trường mà mọi người đều có thể tận hưởng không gian lịch sự và thoải mái.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dàn sao lớn “đổ bộ” Victoria’s Secret 2024

Dàn sao lớn “đổ bộ” Victoria’s Secret 2024

Show diễn thời trang nổi tiếng Victoria's Secret đã chính thức trở lại sau 5 năm “vắng bóng”, một lần nữa quy tụ sự xuất hiện của hàng loạt siêu mẫu và nghệ sĩ đình đám Hollywood…

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

"Cuộc đua" đồng hồ xa xỉ: Ngôi sao nào sở hữu chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới?

"Cuộc đua" đồng hồ xa xỉ: Ngôi sao nào sở hữu chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới?

Không chỉ là món đồ phụ kiện, đồng hồ còn là được giới thượng lưu coi như một biểu tượng thể hiện đẳng cấp. Do đó, rất nhiều ngôi sao hàng đầu như Cristiano Ronaldo, Jay-Z hay Jackie Chan đều không ngần ngại bỏ ra khoản tiền khổng lồ để sở hữu những chiếc đồng hồ độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân…

Những giá trị trường tồn

Những giá trị trường tồn

Đồng hồ xa xỉ có thể trên cổ tay người đeo đến hàng thập niên, thậm chí, tiếp tục qua tay chủ mới và có thể “ăn ở” cùng họ thêm hàng thập niên nữa...

Adidas Samba và Adidas Gazelle hiện là hai mẫu giày được "săn lùng" nhiều nhất trên thị trường

Adidas hái ra tiền khi Nike gặp khủng hoảng

Khi Nike ngày một chìm sâu trong bế tắc, Adidas lại đạt được doanh số bán hàng ấn tượng đồng thời ghi nhận lợi nhuận ròng cao nhất trong 3 năm nhờ thành công vượt trội của hai mẫu giày Samba và Gazelle…