Các nước ngoài OPEC đồng ý giảm sản lượng 558.000 thùng dầu mỏ

Theo thỏa thuận, các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài khối OPEC đã nhất trí giảm sản lượng 558.000 thùng dầu mỗi ngày.
Các nước ngoài OPEC đồng ý giảm sản lượng 558.000 thùng dầu mỏ

Các quốc gia trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 10/12 đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2001 nhằm xoa dịu tình trạng dư thừa nguồn cung sau hơn hai năm giá dầu thấp, vốn đã gây áp lực lên ngân sách chính phủ và châm ngòi cho những bất ổn tại một số quốc gia.

Theo thỏa thuận, các nhà sản xuất dầu mỏ ngoài khối OPEC đã nhất trí giảm sản lượng 558.000 thùng dầu mỗi ngày. Con số này mặc dù vẫn thấp hơn mức mục tiêu đề ra ban đầu là 600.000 thùng/ngày song vẫn là mức lớn nhất được ghi nhận tại các quốc gia ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, trong đó, Nga sẽ cắt giảm 300.000 thùng/ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết.

Dự kiến, sản lượng dầu của Xứ sở Bạch Dương sẽ giảm xuống còn 10,947 triệu thùng/ngày sau sáu tháng, ông Novak nói thêm.

Thỏa thuận cuối cùng đã được ký kết sau gần một năm đàm phán trong nội bộ OPEC, cùng những nghi ngại về sự sẵn sàng của quốc gia ngoài khối là Nga. Giờ đây, mục tiêu sẽ chuyển sang việc tuân thủ thỏa thuận vì OPEC lâu nay vốn hay “coi thường” các hạn ngạch đã dặt ra về sản lượng.

"Thỏa thuận sẽ thắt chặt và chuẩn bị cho sự hợp tác lâu dài". Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih 

Trong khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nhận định thỏa thuận "sẽ giúp cải thiện sự ổn định của thị trường dầu mỏ, làm giảm nguy cơ biến động cũng như thu hút đầu tư mới."

Tuần trước, OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ ngày 1/1/2017, với nhà xuất khẩu dầu hàng đầu là Saudi Arabia sẽ cắt giảm 486.000 thùng dầu/ngày.

Giá dầu đã giảm hơn một nửa, xuống dưới 50 USD/thùng từ mức 115 USD/thùng được ghi nhận hồi giữa năm 2014, trong bối cảnh Saudi Arabia nâng sản lượng dầu mỏ trong nước để cạnh tranh với ngành công nghiệp sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ.

Diễn biến này đã khiến các nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ như Saudi Arabia và Nga điêu đứng, buộc hai chính phủ phải tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên trong vòng 15 năm về hợp tác dầu mỏ.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…