Các nước trong và ngoài OPEC cam kết giảm sản lượng khai thác dầu

Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cho biết ông và các đối tác từ các nước khác đều cam kết tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ.
Các nước trong và ngoài OPEC cam kết giảm sản lượng khai thác dầu

Ngày 8/3, tại Hội nghị quốc tế thường niên CERAWeek ở Mỹ, 13 nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước ngoài OPEC tái khẳng định cam kết cắt giảm sản lượng khai thác dầu theo một thỏa thuận lịch sử đạt được hồi năm ngoái nhằm giải quyết tình trạng dư thừa và bình ổn giá dầu mỏ.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cho biết ông và các đối tác từ các nước khác đều cam kết tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Ông đồng thời nhấn mạnh rằng một mạng lưới mở rộng gồm các nhà sản xuất với thị phần lớn hơn trong sản lượng toàn cầu là cách duy nhất để xây dựng được một thị trường dầu mỏ ổn định và có lợi cho tất cả các bên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar Al-Luaibi cho rằng nước này đã đạt được 85% sản lượng cắt giảm, được quy định theo thỏa thuận là giảm 200.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đang đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng và dự kiến đáp ứng cam kết giảm khoảng 139.000 thùng/ngày vào tháng 6 tới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak khẳng định duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu cũng như tăng sức hấp dẫn đầu tư của ngành dầu khí là những yếu tố quan trọng tác động tới kế hoạch kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng khai thác của các nước trong và ngoài OPEC.

Theo Tổng Thư ký OPEC, ông Mohammad Sanusi Barkindo, việc cắt giảm sản lượng sẽ được tiếp tục và bất kỳ quyết định nào về việc kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng do OPEC đứng đầu từ tháng 6 trở đi sẽ phải tính tới sự tham gia tiếp tục của các nước ngoài OPEC.

Trong năm 2015, sản lượng dầu mỏ của OPEC chiếm khoảng 42% sản lượng của cả thế giới. Các nước OPEC sở hữu khoảng 73% trữ lượng dầu mỏ đã được xác nhận của thế giới, 43% trong đó đến từ 6 nước Trung Đông.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…