Cuộc diễn tập chiến thuật diễn ra vào ngày 10/10/2020, với sự phối hợp các vũ khí trang bị từ thời Chiến tranh Lạnh, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga và Tây Âu.
Mặc dù không nằm trong số những vũ khí mới nhất của quân đội Serbia, nhưng sự kết hợp của trực thăng tấn công Gazelle do Pháp thiết kế và tên lửa 9M14M Malyutka của Liên Xô tạo nên một màn biểu dương sức mạnh ấn tượng, khi phi đội 4trực thăng bay theo đội hình tấn công và đồng loạt phóng tên lửa chống tăng có điều khiển.
Sau khi được phóng từ Gazelles, 4 tên lửa Malyutka bắn trúng trực diện, tiêu diệt các mục tiêu trên cao nguyên tại thao trường huấn luyện Pešter phía tây nam Serbia. Khi các mục tiêu này bị đánh trúng nổ tung, các trực thăng phóng thêm một loạt bốn tên lửa nữa kết thúc nhiệm vụ, tiêu diệt chắc chắn mục tiêu.
Video chuyển đến một khu vực gần đó của thao trường, trực thăng Gazelles phóng một tên lửa Malyutka phá hủy tan tành một “ngôi nhà” bằng gỗ, yểm trợ cho các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng tiến hành cuộc tấn công.
Diễn tập Hiệp đồng 2020 của quân đội Serbia
Những chiếc Gazelles còn lại của Serbia là những phương tiện chiến đấu có từ thời Nam Tư vẫn thống nhất, những chiếc trực thăng một động cơ này được chế tạo theo giấy phép ở Mostar, hiện nay thuộc Bosnia-Herzegovina. Tại đây, công ty hàng không SOKO của Nam Tư, hiện đã bị giải thể, sản xuất các trực thăng SA341H và SA342L Gazelles cải tiến, bao gồm các biến thể đa năng, trinh sát và tấn công, hai biến thể sau được gọi là HERA (trinh sát) và GAMA (tấn công).
Trực thăng tấn công Gazelle do Pháp thiết kế
Biến thể GAMA được phát triển trong nước, dù đã qua nhiều năm nhưng là một trong những trực thăng Gazelle hạng nặng được biên chế, trang bị 4 tên lửa chống tăng 9M14M Malyutka, (định danh NATO là AT-3 Sagger) và hai tên lửa phòng không 9M32M Strela-2M (SA-7 Grail). Các máy bay trực thăng này thuộc không đoàn Trực thăng chống thiết giáp số 714 "Shadows", có sở chỉ huy trung tâm tại Lađevci thuộc miền trung Serbia.
Những chiếc trực thăng kỳ cựu này vẫn tiếp tục phục vụ mặc dù Serbia nhận được hai chiếc Mi-35M do Nga sản xuất được trang bị tên lửa chống tăng 9M120 Ataka (AT-9 Spiral-2) hiện đại hơn, cùng với những chiếc H145M của Airbus Helicopters có thể được trang bị nhiều vũ khí khác nhau và tên lửa.
Tên lửa AT-3 Swatter được sản xuất tại Serbia với tên gọi Malyutka-2T5. Tên lửa rất nổi tiếng ở Ai Cập trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, nhưng hiện nay được cho là quá lỗi thời do bay chậm.
Tên lửa dài 2 feet 10 inch (86 cm), 9M14M mang đầu đạn lõm nặng 6,6 pound (3 kg) chống thiết giáp. Tên lửa có tầm bắn tối đa 3,1 dặm (5 km) sử dụng dẫn đường bằng dây, điều khiển tên lửa bằng đuôi lửa.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1
Hệ thống phòng không di động PASARS-16
Trong số các thiết bị lần đầu tiên xuất hiện tại cuộc diễn tập có hệ thống tên lửa đất đối không / pháo phòng không tự hành Pantsir-S1 do Nga cung cấp và hệ thống phòng không di động PASARS-16 được phát triển trong nước được trang bị tên lửa / pháo phòng không.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić cho biết, các máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum cũng thực hiện phóng tên lửa không đối đất trong cuộc diễn tập lần đầu tiên sau 20 năm. Trên máy bay thấy được buồng lái nâng cấp của chiếc MiG-29 Serbia có màn hình màu đa chức năng MFI-54, cho biết hệ thống điện tử máy bay đã được cải tiến ở Nga.
Khoang buồng lái bán cầu trước
Các máy bay Fulcrums tham gia tác chiến cùng với Boeing-Saab T-7. Serbia quan tâm đến một biến thể của máy bay huấn luyện – chiến đấu Red Hawk để bổ sung cho MiG-29 và thay thế các máy bay phản lực tấn công mặt đất Orao do SOKO sản xuất và máy bay huấn luyện Super Galeb, tham gia diễn tập Hiệp đồng 2020.
Xe trinh sát, giám sát chiến trường BRDM-2MS.
Ngoài ra còn có sự tham gia của xe thiết giáp trinh sát hỏa lực BRDM-2MS. Năm 2019, Nga đã cung cấp 30 xe trinh sát này cùng với 30 xe tăng T-72B1MS. Xe trinh sát, giám sát chiến trường BOV KIV do chính Serbia sản xuất, trang bị gói trinh sát đa cảm biến MIP-3, được biên chế vào vũ khí trang bị trong năm 2020 cũng hiện diện trên thao trường.
Các loại pháo phản lực khai hỏa
Các loại pháo tham gia diễn tập bao gồm lựu pháo tự hành bánh lốp 155mm Nora-B52, pháo phản lực tự hành 128mm M-17 Oganj nâng cấp, pháo phản lực LRSVM Morava và pháo phản lực mô-đun M-18 Oganj.
Xe robot chiến đấu Miloš
Serbia cũng giới thiệu một số tiến bộ mà họ đạt được trong việc phát triển công nghệ không người lái, một đội xe không người lái mặt đất UGV Miloš, được vận chuyển bằng trực thăng. Các xe UGV tham chiến cùng tăng thiết giáp, tấn công mục tiêu bằng súng máy 7,62mm.
Cuộc diễn tập Hiệp đồng 2020 cho thấy các lực lượng vũ trang của Serbia đã có những đổi mới đáng kể.