CEO Eximrs Trần Thị Cẩm Tú và bí quyết quản trị nhân sự

“Tôi thưởng xứng đáng cho công sức nhân viên bỏ ra theo phương thức 80:20, nghĩa là chia cho nhân viên 80 trên 100 đồng kiếm được, 20 là phần công ty giữ lại để duy trì và phát triển", nữ CEO Eximrs T
CEO Eximrs Trần Thị Cẩm Tú và bí quyết quản trị nhân sự

Xuất phát điểm 50 nhân sự vào năm 2015, sau 3 năm, nhân sự của Eximrs đạt con số hơn 300 người. Doanh nghiệp này đã phân phối độc quyền gần 20 dự án tại Tp.HCM và Đồng Nai với doanh thu mang về cho chủ đầu tư từ mỗi dự án đạt trên 1.000 tỉ đồng.

Để làm được điều này, CEO đã đặt mục tiêu là tập trung phát triển con người, nhân tố nhân sự tốt thì công việc mới hiệu quả. Trong đó, giữa công việc và quyền lợi của nhân viên luôn đi song hành với nhau.

Bà Tú chia sẻ: "Ngoài tỷ lệ hoa hồng cố định nhân viên được nhận thì sau mỗi dự án bán thành công, tôi sẽ nâng thêm mức hoa hồng lên từ 10-20% cho nhân viên, đặc biệt những bạn có thành tích xuất sắc thì sẽ thưởng xứng đáng, thậm chí hoa hồng có thể gần gấp đôi số tiền được nhận".

"Quan điểm của tôi là khi mình kiếm được 100 đồng thì nhân viên của mình phải được hưởng 80 đồng, 20 đồng còn lại công ty giữ lại để duy trì và phát triển. Đó có lẽ là lý do suốt 3 năm qua, nhân sự của công ty không có biến động. Đội ngũ sales nòng cốt, leader khá ổn định. Họ hiểu nhau, chia sẻ với nhau, tận tâm làm việc nên đó cũng là yếu tố tạo nên sự thành công ở nhiều dự án do Eximrs phân phối".

Theo người phụ nữ này, khi lãnh đạo chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên thì ắt họ sẽ hiểu rằng, công ty rất quan tâm đến đời sống của họ, từ đó họ sẽ suy nghĩ: Công việc họ đang làm là làm cho họ, cho gia đình họ chứ không phải cho công ty, không phải làm hết phần việc của công ty là xong. Có như vậy, hiệu quả công việc mới cao.

"Kiếm được 100 đồng thì chia lại cho anh em 80 đồng

"Quan điểm của tôi là, khi mình kiếm được 100 đồng thì nhân viên của mình phải được hưởng 80 đồng, 20 đồng còn lại công ty giữ lại để duy trì và phát triển" - CEO Eximrs.

Theo người phụ nữ này, khi lãnh đạo chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên thì ắt họ sẽ hiểu rằng, công ty rất quan tâm đến đời sống của họ, từ đó họ sẽ suy nghĩ: Công việc họ đang làm là làm cho họ, cho gia đình họ chứ không phải cho công ty, không phải làm hết phần việc của công ty là xong. Có như vậy, hiệu quả công việc mới cao.

Hiện tại, mức thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên Eximrs dao động từ 30-40 triệu đồng/tháng. Đây là mức cố định, còn có khá nhiều bạn đạt mức thu nhập "khủng", nữ CEO này nói đùa: "Nhiều khi trả lương cũng đuối lắm".

Ngoài việc chia sẻ lợi nhuận tạo tinh thần làm việc cho nhân viên thì nữ CEO này còn có bí quyết là không nhận phân phối những dự án pháp lý còn dở dang.

"Nếu mình dễ dãi trong khâu lựa chọn sản phẩm thì dù có bán tốt chỉ là nhất thời, bản thân không tạo được lòng tin cho khách hàng và nhân viên của mình cũng "cụt" đường sống với khách hàng về sau".

"Tôi luôn nói với nhân viên của mình rằng, chúng ta sống là nhờ khách hàng, công ty chỉ là môi trường, do đó không có lý do gì để buông tay khách hàng. Làm đến nơi đến chốn, tận tâm chăm sóc khách hàng và chủ đầu tư là bí quyết tôi truyền lại cho nhân viên", bà Tú giãi bày.

Nguồn: Trí thức trẻ

Tiêu đề bài viết do Thương Gia đặt lại

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...