Chi tiêu hộ gia đình thúc đẩy kinh tế khu vực Euro phục hồi

Nền kinh tế khu vực đồng euro trong quý đầu tiên đã phục hồi như ước tính, phần lớn nhờ chi tiêu hộ gia đình và xuất khẩu ròng thuận lợi…

Chi tiêu hộ gia đình thúc đẩy kinh tế khu vực Euro phục hồi

Dữ liệu mới nhất từ ​​văn phòng thống kê của Liên minh châu Âu Eurostat cho thấy, trong quý đầu tiên của năm 2024, nền kinh tế khu vực đồng euro tăng trưởng 0,3% so với quý trước.

So với cùng kỳ năm 2023, GDP điều chỉnh tăng 0,4% ở khu vực Eurozone và 0,5% ở toàn Châu Âu.

Đóng góp vào tăng trưởng GDP đến từ chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, tăng trưởng ở mức 0,2% trong quý (+0,1 điểm phần trăm). Chi tiêu chính phủ duy trì mức ổn định.

Nhu cầu ròng từ nước ngoài rất thuận lợi trong quý 3, khi xuất khẩu tăng 1,4% bù đắp cho mức giảm 0,3% của nhập khẩu. Dữ liệu cho thấy những thay đổi trong hàng tồn kho cũng giảm 0,3%.

Cũng theo ước tính, mức tăng trưởng việc làm hàng quý không thay đổi ở mức 0,3% trong quý 1/2024. Trong khi đó, tốc độ tăng hàng năm chậm lại từ 1,2% xuống còn 1,0%.

Trong số các quốc gia thành viên, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng quý mạnh nhất được ghi nhận ở Malta với mức tăng trưởng 1,3%, tiếp theo là 1,2% ở Đảo Síp và 1,0% của nền kinh tế Croatia. Mức giảm lớn nhất được thấy ở Đan Mạch (-1,8%), Estonia (-0,5%) và Hà Lan (-0,1%).

Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu hoạt động tốt vào đầu năm nay, được thúc đẩy nhờ tiêu dùng hộ gia đình tư nhân và ngoại thương. Xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong quý 2. Tuy nhiên, đầu tư giảm và ảnh hưởng kéo dài của đại dịch vẫn đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Lĩnh vực nhà ở của đất nước cũng đang chịu áp lực, với một số dự án từng bị hủy bỏ hoặc tạm dừng trong thời gian đại dịch hiện vẫn chưa được nối lại. Ngành năng lượng của Đức cũng đang tụt lại phía sau, do quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo diễn ra còn chậm chạp và phụ thuộc quá nhiều vào dầu khí của Nga.

Trong khi đó, Vương quốc Anh hiện đang chứng kiến ​​sự phục hồi theo chu kỳ, với thu nhập khả dụng tăng lên sẽ thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình. Deutsche Bank dự báo GDP của Anh có thể sẽ tăng 0,8% vào năm 2024 và 1,5% trong cả năm 2025 và 2026.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ 2019, trích dẫn lý do triển vọng lạm phát đã được cải thiện. Tuy nhiên, ECB vẫn thận trọng về diễn biến giá cả do lạm phát dịch vụ và tăng trưởng tiền lương.

Dự kiến, trong năm 2024, tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng Euro sẽ ở mức 0,9%, sau đó phục hồi lên 1,4% vào năm 2025 và 1,6% vào năm 2026.

Xem thêm

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Khi Châu Âu “tranh giành” các nhân tài AI

Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy làn sóng chiêu mộ nhân tài công nghệ ở châu Âu ngày một “nóng lên”, khiến các doanh nghiệp trong ngành như Google DeepMind phải lựa chọn giữa việc bổ sung lương thưởng hậu hĩnh hoặc chịu rủi ro đánh mất những bộ óc tài giỏi vào tay đối thủ…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…