Vượt Trung Quốc, Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Mỹ đã âm thầm chiếm lấy vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Đức từ tay Trung Quốc trong năm nay…

Vượt Trung Quốc, Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo tính toán của CNBC, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2024, xuất nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (68 tỷ USD), cao hơn hẳn so với khối lượng thương mại 60 tỷ euro giữa Đức và Trung Quốc.

Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại ING Research chỉ ra một số yếu tố dẫn đến sự thay đổi này: “Tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm của Đức. Đồng thời, nhu cầu nội địa yếu hơn ở Trung Quốc và việc nước này đã bắt đầu có thể sản xuất hàng hóa mà trước đây chủ yếu nhập khẩu từ Đức (điển hình như ô tô) đã làm giảm xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc”.

Xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Đức đã giảm gần 12% trong quý 1/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu hàng hóa Đức sang Trung Quốc chỉ giảm hơn 1%.

Mỹ hiện chiếm khoảng 10% hàng hoá xuất khẩu của Đức. Còn thị phần của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 6%.

Trước đây, Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nhiều năm, nhưng mối quan hệ thương mại giữa Đức và Mỹ đã được thắt chặt hơn trong thời gian gần đây.

Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg lưu ý rằng từ lâu Mỹ cũng đã là thị trường lớn đối với hàng hoá xuất khẩu của Đức. Và trong khi tỷ trọng xuất khẩu của Đức vào Mỹ tăng lên trong những năm gần đây thì tỷ trọng của Trung Quốc lại giảm xuống.

“Nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ và các công ty Đức đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các công ty Trung Quốc được trợ cấp từ chính phủ địa phương”, ông Schmieding giải thích thêm.

Đức đã theo đuổi một chiến lược mới đối với Trung Quốc, kêu gọi các công ty “giảm thiểu rủi ro” (de-risk) từ Trung Quốc vào năm ngoái. Chính phủ nước này nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác lớn của Đức và không nên có sự "tách rời tương quan” (de-coupling). Tuy nhiên, sự cạnh tranh có hệ thống đang ngày càng trở nên đặc trưng hơn cho mối quan hệ song phương.

Căng thẳng cũng gia tăng giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc, khi hai bên đều tiến hành điều tra các hoạt động thương mại của nhau và đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu.

Vào tháng trước, một cuộc khảo sát của viện kinh tế Đức Ifo cho thấy số lượng công ty cho biết họ có phụ thuộc vào Trung Quốc đã giảm từ mức 46% vào tháng 2/2022 xuống còn 37% vào tháng 2/2024. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có ít công ty phụ thuộc vào đầu vào từ Trung Quốc hơn trước. Diễn biến này cho thấy một tín hiệu rộng hơn hướng tới đa dạng hóa chuỗi cung ứng và quan hệ đối tác thương mại.

“Việc Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức thực sự minh họa cho sự thay đổi mô hình thương mại và sự tách rời dần dần khỏi Trung Quốc của các quốc gia phương Tây”, ông Carsten Brzeski nhấn mạnh.

Trong một bình luận riêng biệt của các chuyên gia trên tạp chí Travel and Tour World cho hay, các thay đổi trong mối quan hệ thương mại của Đức, đặc biệt là sự hội nhập ngày càng tăng với thị trường Mỹ, cũng có khả năng tác động đến cả lĩnh vực du lịch và lữ hành toàn cầu. Mối quan hệ kinh tế được tăng cường với Mỹ có thể dẫn đến tăng cường trao đổi kinh doanh và du lịch giữa hai quốc gia, thúc đẩy các tuyến hàng không mới, dịch vụ du lịch và cơ hội kinh doanh. Và những động thái tiến triển như vậy sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho ngành du lịch ở Đức và Mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến xu hướng du lịch toàn cầu, khuyến khích sự kết nối nhiều hơn và có thể chuyển mô hình du lịch từ châu Á sang các điểm đến xuyên Đại Tây Dương.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...