Đâu mới chính là trung tâm tài chính kinh doanh hàng đầu Châu Âu?

Trong bảng xếp hạng gần đây của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), 7 thành phố ở Châu Âu đã được đưa vào danh sách 20 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới…

Đâu mới chính là trung tâm tài chính kinh doanh hàng đầu Châu Âu?

Trong bối cảnh tài chính toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, các thành phố châu Âu đều bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt để trở thành trung tâm tài chính vững mạnh - một danh hiệu hấp dẫn có thể mang lại nguồn đầu tư quan trọng từ các chủ doanh nghiệp và nâng cao sự chú ý từ các nhà hoạch định chính sách.

Hiện tại, Châu Âu có 7 thành phố nằm trong danh sách xếp hạng 20 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), đó là London, Geneva, Frankfurt, Paris, Luxembourg, Zurich và Amsterdam.

Và trong khi Mỹ thống trị vị trí đầu bảng toàn cầu với New York, thì London tiếp tục dẫn đầu ở châu Âu. Thủ đô nước Anh bám sát “Quả Táo Lớn” (Big Apple), để đứng ở vị trí thứ hai, vượt trước Singapore và Hồng Kông của châu Á lần lượt xếp hạng ba và bốn.

screenshot-2024-03-23-at-103721-9113.png
Top 50 của Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI)

Báo cáo cho thấy, Chỉ số Nhận thức Tham nhũng và Chỉ số Tự do Kinh tế Thế giới là hai yếu tố được cân nhắc kĩ lưỡng cho bảng xếp hạng, với vị thế trung tâm tài chính sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng về tự do kinh tế và giảm các nguy cơ về tham nhũng.

Thương hiệu của thành phố cũng là khía cạnh có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các trung tâm tài chính. Các nhà phân tích tin rằng danh tiếng tích cực của thành phố, được xây dựng thông qua các chi tiết như an toàn, ổn định, văn hóa và chất lượng cuộc sống, có thể thu hút các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà đầu tư.

Nếu tính ở Top 10, Geneva của Thụy Sĩ là thành phố châu Âu thứ hai đồng hành cùng London trong danh sách này. Theo GFCI, trước nỗ lực tăng xếp hạng của mình lên 29 điểm, Geneva đã vượt qua các đối thủ tài chính khác trong năm qua, leo từ vị trí thứ 23 lên vị trí thứ 10. Thành phố chỉ kém vị trí thứ năm do San Francisco chiếm giữ 5 điểm.

Tuy nhiên, bỏ xa Châu Âu, nước Mỹ có tới 5 trung tâm tài chính lọt vào Top 10, một lần nữa cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, các thành phố hàng đầu của Trung Quốc cũng góp mặt trong Top 20.

Ở xếp hạng tại riêng Châu Âu, Frankfurt, trụ sở của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đã giành được vị trí thứ ba từ Paris trong báo cáo mới nhất. Được biết đến là Thành phố của đồng Euro, Frankfurt cũng là quê hương của ngân hàng trung ương Đức: Bundesbank. Trung tâm tài chính của Đức đã tăng từ vị trí thứ 17 lên vị trí thứ 14 trên toàn cầu trong GFCI, trong khi Paris tụt từ vị trí thứ 14 xuống vị trí thứ 15.

Frankfurt cũng nằm trong số 15 thành phố mà những người tham gia cuộc khảo sát mong đợi sẽ sớm bước vào vị trí Top 10 quan trọng. Và đó, Đức là quốc gia châu Âu có chỗ đứng vững vàng nhất khi xem xét đến từng quốc gia. Mặc dù không có thành phố nào lọt Top 10, nhưng Đức có 5 thành phố nằm trong danh sách 50 - nhiều hơn bất kể quốc gia láng giềng nào khác.

screenshot-2024-03-23-at-103743-9639.png
50 trung tâm tài chính hàng đầu Châu Âu

Thụy Sĩ là quốc gia châu Âu có nhiều thành phố tiếp theo lọt vào top 50, với Lugano xếp thứ 47. Vương quốc Anh có 2 là London (thứ hai) và Edinburgh (thứ 34).

Các thành phố châu Âu khác có mặt trong top 50 là Dublin của Ireland (thứ 25), Stockholm của Thụy Điển (thứ 40), Oslo của Na Uy (thứ 42), Milan của Ý (thứ 45), Madrid của Tây Ban Nha (thứ 48) và Helsinki của Phần Lan (thứ 50).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...