Vương quốc Anh là nền kinh tế lớn duy nhất vẫn chịu cảnh lạm phát tăng

Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Vương quốc Anh hiện là quốc gia duy nhất trong Nhóm G7 ghi nhận lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng…
Vương quốc Anh là nền kinh tế lớn duy nhất vẫn chịu cảnh lạm phát tăng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris cho biết, lạm phát hàng năm trong Nhóm G7 đã giảm xuống 4,6% trong tháng 5, thấp hơn mức 5,4% của tháng 4 và đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Xu hướng hạ nhiệt lạm phát đã được quan sát thấy ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trong tháng 5, bao gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản. Đây là lí do mà hầu hết các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét khả năng chấm dứt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của họ. 

Tuy nhiên, Vương quốc Anh lại là một ngoại lệ.

Cụ thể, giá tiêu dùng của Vương quốc Anh trên tất cả các mặt hàng đều đã tăng lên mức 7,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với tỷ lệ 7,8% trong tháng 4, OECD cho biết. Chỉ số giá tiêu dùng quốc gia tại Anh theo OECD bao gồm chi phí sở hữu và sinh sống trong một ngôi nhà và là thước đo lạm phát toàn diện nhất.

Nhưng một phép đo CPI riêng biệt khác, được tính toán theo phương pháp chung do Eurostat phát triển để có thể so sánh quốc tế, lại cho thấy CPI toàn phần của Anh đạt 8,7% trong tháng 5, không thay đổi so với tháng trước.

lạm phát

Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, một mức tăng lớn hơn so với dự đoán của nhiều người. Lần tăng lãi suất thứ 13 liên tiếp của BOE đưa lãi suất cơ bản lên mức cao nhất kể từ 2008, hiện là 5%. 

Động thái này làm trầm trọng thêm nỗi lo về “thảm họa thế chấp”, đồng thời đánh dấu sự khác biệt so với các ngân hàng trung ương lớn khác vốn đang thực hiện cắt giảm hoặc tạm ngừng lộ trình tăng lãi suất. 

Vào đầu tháng 6 vừa qua, OECD dự báo rằng Vương quốc Anh sẽ công bố mức lạm phát hàng năm là 6,9% trong năm nay, mức cao nhất trong số tất cả các nền kinh tế tiên tiến.

Trong khi đó, từ tháng 4 đến tháng 5, OECD cho biết lạm phát đã giảm ở tất cả các quốc gia được quan sát ngoại trừ Hà Lan, Na Uy và Vương quốc Anh.

Trên tất cả các quốc gia OECD, tỷ lệ lạm phát dao động từ dưới 3% ở Costa Rica, Hy Lạp và Đan Mạch cho đến hơn 20% ở Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản, không bao gồm giá lương thực và thực phẩm dễ biến động, đã giảm với tốc độ chậm hơn nhiều trên 33 quốc gia OECD. Tỷ lệ này đã đạt 6,9% trong tháng Năm, giảm từ mức 7,1% trong tháng Tư. Trong khi đó, lạm phát năng lượng được cho là đã giảm từ mức 0,7% của tháng 4 xuống -5,1% trong tháng 5 so với năm trước. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…