Chiến sự Afghanistan: Taliban đưa quân đến trấn áp quân kháng chiến, sân bay Kabul vẫn trong tình trạng hỗn loạn

Ngày 22/8, Taliban thông báo cử hàng trăm tay súng đến giành quyền kiểm soát Thung lũng Panjshir, nơi lực lượng kháng chiến Afghanistan đang tập trung dưới quyền chỉ huy của Lãnh đạo kháng chiến Ahmad Massoud.

“Hàng trăm Mujahedeen (thánh chiến) của Các Tiểu vương quốc Hồi giáo đang tiến về tỉnh Panjshir để kiểm soát địa bàn, khi các quan chức bang địa phương từ chối bàn giao một cách hòa bình” - phát ngôn viên Taliban tuyên bố.

Các tay súng Taliban tiến về tỉnh Panjshir trấn áp cuộc nổi dậy của nhóm du kích Ahmad Massoud.

Khoảng 5 giờ trước đó, các nguồn tin truyền thông Afghanistan cho biết, Taliban đưa ra tối hậu thư, tuyên bố lực lượng kháng chiến phải đầu hàng trong 4 giờ. Thủ lĩnh Massoud bác bỏ tối hậu thư, lực lượng của ông đang chuẩn bị chiến đấu với Taliban.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Reuters, Massoud dường như sẵn sàng thỏa hiệp. Ông hy vọng có thể tổ chức những cuộc đàm phán hòa bình với Taliban.

"Chúng tôi muốn Taliban nhận ra rằng, con đường duy nhất để tiến tới hòa bình là thông qua đàm phán" - Massoud trả lời phỏng vấn với Reuters qua điện thoại từ căn cứ ở thung lũng Panjshir thuộc vùng núi phía tây bắc Kabul - "chúng tôi không muốn nội chiến bùng nổ". 

Nhưng nhà lãnh đạo kháng chiến nhấn mạnh, các đơn vị dân quân sẵn sàng chiến đấu nếu lực lượng Taliban tấn công vào Panjshir. Khoảng 6.000 chiến binh kháng chiến hiện đang ở trong thung lũng.

Một quân nhân cũ của quân đội Afghanistan đang động viên các du kích của Ahmad Massoud.

Du kích kháng chiến huấn luyện chiến đấu ở thung lũng Panjshir.

Massoud phủ nhận lực lượng dân quân kháng chiến đã đánh chiếm ba huyện phía bắc tỉnh Baghlan giáp với Panjshir trong vài ngày qua. Nhà lãnh đạo cho biết, lực lượng dân quân địa phương, phản ứng với “sự tàn bạo” của Taliban, đã đánh chiếm các huyện này.

Nói về mục đích cuộc kháng chiến, Massoud kêu gọi một chính phủ dân chủ, toàn diện, rộng khắp ở Kabul, đại diện cho tất cả các nhóm dân tộc khác nhau của Afghanistan. Panjshir có thể sẽ là vùng nội chiến đầu tiên giữa lực lượng kháng chiến và Taliban ở Afghanistan, và cũng có thể sẽ không phải là khu vực chiến sự cuối cùng.

Tình hình ở sân bay quốc tế Hamid Karzai gần thủ đô Kabul, nơi hàng nghìn binh sĩ Mỹ và đồng minh đang cố gắng thực hiện một chiến dịch di tản quy mô lớn vẫn rất hỗn loạn. Một video trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ Mỹ di chuyển xác những người Afghanistan bị đám đông đè chết khi cố gắng đột nhập vào sân bay để di tản.

Lính Mỹ di chuyển thi thể nạn nhân thiệt mạng khi cố gắng đột nhập sân bay Kabul để di tản.

Người dân Afghanistan chờ đợi di tản ở sân bay Kabul.

Chiến dịch di tản hỗn loạn do Mỹ dẫn đầu có khả năng sẽ kết thúc với hậu quả thảm khốc. Hàng nghìn người nước ngoài và người Afghanistan, có thể bị Taliban trừng phạt, vẫn đang mắc kẹt trong thành phố Kabul, không thể vào được sân bay quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...