Chiến tranh Syria: Thánh chiến đánh lẫn nhau ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ làm ngơ

Ngày 03/07/2020, giao chiến bùng phát giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn mang tên Sư đoàn Sultan Murad và bộ lạc al-Muali. Địa điểm bùng phát giao chiến là trong thị trấn biên giới Ras al-Ain, phía bắc al-Hasakah.

Theo các nguồn tin địa phương, nhóm Hồi giáo cực đoan Sultan Murad đã bắn đạn cối vào một ngôi nhà của một thường dân thuộc bộ lạc al-Muali, thành phố Ras al-Ain. 

Các tay súng bộ lạc trong hàng ngũ của nhóm Sư đoàn Hamza đã phản ứng lại bằng cuộc tấn công hỏa lực vào các vị trí của nhóm Sultan Murad trong thị trấn.

Các bên đều sử dụng vũ khí uy lực mạnh như súng máy phòng không cỡ nòng lớn. Cuộc giao chiến biến trung tâm thị trấn Ras al-Ain thành chiến trường ác liệt. Vụ đọ súng khiến những người dân địa phương hoảng loạn chạy trốn. Một cô gái đã thiệt mạng. Nhiều người khác, trong đó có các tay súng thánh chiến, bị thương.

Trong vài tháng qua, nhiều vụ xung đột giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn diễn ra tại Ras al-Ain. Lần trước, các tay súng cực đoan đã hành hung một y tá gần thị trấn, gây ra sự tức giận và phản đối quyết liệt của người dân địa phương.

Trên địa phận tỉnh Idlib, các nhóm Hồi giáo cực đoan và thánh chiến thường xuyên xung đột vũ lực. 

Thổ Nhĩ Kỳ không làm gì để chấm dứt sự hỗn loạn trong các khu vực bị thánh chiến chiếm đóng trên vùng đông bắc Syria. Ankara duy trì mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến, cung cấp vũ khí trang bị, cơ sở vật chất, lương thực thực phẩm... Nhưng lại làm ngơ trước mọi hành động khủng bố và tội phạm.

Mục đích chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực này là duy trì một lực lượng thánh chiến chống lại chính quyền Syria. Ankara không ngại các nhóm tiêu diệt lẫn nhau. Vì những nhóm còn sót lại sẽ thần phục và trở thành công cụ cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng và kiểm soát lãnh thổ Syria.

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...