Choáng váng với “núi” tài sản bị phong tỏa trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

Quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngoài kê biên hàng nghìn tỷ đồng của các bị can bị truy tố, cơ quan điều tra còn phong tỏa hàng trăm tài sản là nhà đất, tiền, vàng, USD, của 7 người đã chết hoặc bỏ trốn...

Choáng váng với “núi” tài sản bị phong tỏa trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

Trong cáo trạng vừa ban hành, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 33 đồng phạm về 3 nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Viện kiểm sát đã làm rõ hành vi phạm tội của từng bị can, trong đó, Trương Mỹ Lan là người giữ vai trò chỉ đạo xuyên suốt.

Ngoài tội danh truy tố, Viện kiểm sát kê biên, phong tỏa nhiều tài sản của bị can, đảm bảo cho việc khắc phục hậu quả.

Cụ thể, bên truy tố thu giữ hơn 408 tỷ đồng tiền mặt; phong tỏa 79 tài khoản của các bị can với tổng số tiền 92 tỷ đồng; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của người liên quan và các pháp nhân liên quan với tổng số tiền hơn 824 tỷ đồng và 261.914 USD.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cũng kê biên phần vốn góp của nhóm Trương Mỹ Lan tại 9 công ty, gồm: 100% cổ phần tại Công ty Cổ phần Twin Peaks; 18% phần vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành; 73,04% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1; 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam; 77,89% cổ phần Công ty Cổ phần Dược phẩm Đông Dược 5; 84,82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông; 13,23% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thủy; 100% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát; hơn 1,4 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán TVSI.

Đối với bất động sản, cơ quan điều tra đã kê biên nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất của bị can Trương Mỹ Lan, gồm: Thửa đất địa chỉ tại 268 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM; 2 thửa đất tại Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội; 76 quyền sử dụng đất tại xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai; 16 quyền sử dụng đất tại xã Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM.

Với nhóm bị can khác và người liên quan, cơ quan điều tra kê biên 4 nhà đất và tài sản gắn liền với đất của bị can Tô Thị Anh Đào; 3 nhà và tài sản khác gắn liền với đất của bị can Bùi Đức Khoa.

Riêng 3 bị can Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành và Nguyễn Ngọc Dương (dù đã chết), cơ quan điều tra vẫn kê biên 2,5 triệu cổ phần tại Công ty Chứng khoán TVSI của Hồng; thu giữ bản chính Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất với thửa đất ở số 9 Nguyễn Khoái, phường 1, Quận 4, TP.HCM...

Ngăn chặn giao dịch 8,7 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán TVSI; chặn giao dịch tổng số dư 386 triệu đồng trong 2 tài khoản đứng tên Nguyễn Tiến Thành tại Ngân hàng SCB.

Bị can Nguyễn Ngọc Dương bị chặn giao dịch số tiền 9,1 tỷ đồng trong 3 tài khoản tại Ngân hàng SCB; chặn giao dịch tổng số dư hơn 50 tỷ đồng trong các tài khoản của Nguyễn Phúc Anh (con trai Dương) tại SCB và Vietcombank; thu giữ 216 lượng vàng SJC, 6 sổ tiết kiệm giá trị 132 tỷ đồng đứng tên bị can tại Vietcombank, cùng giấy tờ liên quan đến 3 nhà đất tại TP.HCM, Long An…

Tương tự, với 5 bị can đang bị truy nã, gồm: Đinh Văn Thành; Nguyễn Thị Thu Sương; Chiêm Minh Dũng; Trầm Thích Tồn; Nguyễn Lâm Anh Vũ, cơ quan điều tra cũng chặn giao dịch tổng số dư tài khoản hơn 100 triệu đồng và 31 bất động sản.

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan truy tố xác định một số đơn vị như: Cục phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước; Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, đã không kịp thời phát hiện những sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và công ty con.

Nhiều Văn bản quy phạm pháp luật, trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng có thiếu sót là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can. Theo bên truy tố, các đơn vị trên cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động phát hành trái phiếu, sử dụng tiền thu được từ nguồn trái phiếu đúng mục đích phát hành, hoạt động ngoại hối, giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam.

Xem thêm

Lâm Đồng muốn thu hồi dự án Đà Lạt Plaza, ngân hàng SCB không đồng ý vì liên quan vụ án Trương Mỹ Lan

Lâm Đồng muốn thu hồi dự án Đà Lạt Plaza, ngân hàng SCB không đồng ý vì liên quan vụ án Trương Mỹ Lan

Dự án Đà Lạt Plaza của Công ty Du lịch Delta có trụ sở tại huyện Đạ Huoai, do ông Ngô Chí Thông làm Tổng Giám đốc. Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3/2008, diện tích đầu tư gần 3,978m2; tại số 23 Phan Như Thạch (nay là số 33), phường 1, Đà Lạt...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…