Chứng khoán DSC chốt giá chào sàn HOSE 22.500 đồng mỗi cổ phiếu, định giá lên tới 4.600 tỷ đồng

Cổ phiếu DSC sẽ chính thức chào sàn HOSE ngày 24/10 với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 22.500 đồng/cổ phiếu. Với 204,8 triệu cổ phiếu lưu hành, định giá của Chứng khoán DSC rơi vào khoảng 4.600 tỷ đồng tại thời điểm chào sàn HOSE...

Chứng khoán DSC chốt giá chào sàn HOSE 22.500 đồng mỗi cổ phiếu, định giá lên tới 4.600 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC (mã chứng khoán: DSC). Theo đó, DSC sẽ chính thức chào sàn HOSE ngày 24/10 với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên là 22.500 đồng/cổ phiếu. Biên độ giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/- 20%.

Chứng khoán DSC tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng được thành lập năm 2006, với vốn điều lệ 22 tỷ đồng, tại Đà Nẵng. Chứng khoán DSC đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM từ cuối năm 2017. Đến năm 2021, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC và chuyển trụ sở chính về Hà Nội, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm chuyển sàn sang HOSE, Chứng khoán DSC có vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng. Công ty chứng khoán này hiện có 2 cổ đông lớn gồm cổ đông tổ chức là Công ty Cổ phần Đầu tư NTP nắm gần 34,2% và 1 cổ đông cá nhân là ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị nắm hơn 35,6%. Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1995) được biết đến thế hệ F2 của Tập đoàn Thành Công (TC Group).

Với 204,8 triệu cổ phiếu lưu hành, định giá của Chứng khoán DSC rơi vào khoảng 4.600 tỷ đồng tại thời điểm chào sàn HOSE. Trong đó, số cổ phần trong tay ông Nguyễn Đức Anh có giá trị thị trường lên đến hơn 1.600 tỷ đồng.

Trước thềm chào sàn HOSE, Chứng khoán DSC đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 với nhiều điểm sáng ấn tượng. Doanh thu hoạt động đạt 147 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm ưu thế với 77 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng tăng 18%, đạt 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ môi giới giảm 43%, chỉ còn 22 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu tăng, nhưng chi phí hoạt động lại giảm mạnh 22%, xuống còn 28 tỷ đồng, trong đó chi phí môi giới chiếm phần lớn. Lợi nhuận sau thuế của DSC đạt 72 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 84% so với cùng kỳ và đánh dấu quý có lợi nhuận cao nhất kể từ khi công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh theo quý vào năm 2010.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DSC ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 393 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 151 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% và 59% so với cùng kỳ năm trước. Với kế hoạch kinh doanh 2024 đã được thông qua, DSC đã hoàn thành 92% chỉ tiêu doanh thu và 94% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau ba quý.

Tại thời điểm cuối tháng 9, danh mục tài sản FVTPL của công ty ghi nhận giá gốc 2.548 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối quý 2, chủ yếu nhờ khoản chứng chỉ tiền gửi đạt 2.250 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị thị trường của danh mục cổ phiếu đạt 322 tỷ đồng, ước lãi 8% so với giá gốc, trong khi thời điểm cuối quý 2 ước lỗ 9%.

Tuy nhiên, báo cáo quý 3 không thuyết minh chi tiết các chứng khoán nắm giữ, nhưng báo cáo bán niên trước đó cho thấy DSC đang nắm giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng như ACB, CTG, MBB, OCB và cả cổ phiếu ngành chứng khoán như HCM, các mã này đều có diễn biến tích cực trong quý 3 và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu tháng 10.

Dư nợ cho vay margin cuối kỳ của DSC đạt hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 11% so với ba tháng trước, trong khi số tiền ứng trước từ bán giảm 24%, còn 90 tỷ đồng.

Xem thêm

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Đi tìm mẫu số chung của các "cổ phiếu trà đá"

Điểm chung của các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu thấp, chỉ ngang mức giá của một cốc trà đá là kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc có vi phạm trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu thuộc diện cảnh báo hay thậm chí bị kiểm soát...

Dow Jones lập đỉnh mới, giá dầu hạ

Dow Jones lập đỉnh mới, giá dầu hạ

Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đồng loạt tăng điểm trong phiên, được thúc đẩy bởi kết quả tích cực của nhóm tài chính và cổ phiếu vốn hoá nhỏ…

Tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc

Tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc

Thị trường có khả năng sẽ tiếp tục đi ngang biên độ hẹp với mức hỗ trợ ngắn hạn 1.278 điểm, 1.268 điểm. Nhà đầu tư thận trọng quan sát quá trình cân bằng này, đồng thời tránh tâm lý mua đuổi hay bán tháo trong các đợt rung lắc...

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...