Chứng khoán Mỹ "yên ắng" sau các báo cáo thu nhập ngành ngân hàng

Chứng khoán Mỹ hầu như không thay đổi vào 12/1 sau khi các báo cáo thu nhập từ ngành ngân hàng đã phần nào bù đắp cho tin tức lạm phát, làm tăng thêm hy vọng cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang…

Chứng khoán Mỹ "yên ắng" sau các báo cáo thu nhập ngành ngân hàng

Kết thúc phiên 12/1, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 118,04 điểm (-0,31%) xuống 37.592,98 điểm, S&P 500 tăng 3,59 điểm (+0,08%) ở mức 4.783,83 điểm và Nasdaq Composite thêm 2,58 điểm (+0,02%) thành 14.972,76 điểm.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,34%, S&P 500 tăng 1,84% và Nasdaq tăng 3,09%. Mức tăng của S&P là mức tăng phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 12/2023 và với Nasdaq là mức tăng lớn nhất kể từ đầu tháng 11/2023.

Mức giảm trong ngày của Dow Jones phần lớn là do cổ phiếu UnitedHealth trượt 3,37% vì báo cáo chi phí y tế cao hơn dự kiến, gây áp lực giảm 120 điểm cho chỉ số.

Chỉ số S&P 500 Banks kết thúc đi xuống 1,26% sau khi giảm tới 1,7% trong phiên.

Bank of America mất 1,06% sau khi lợi nhuận quý 4 giảm do tổ chức cho vay phải trả 3,7 tỷ USD phí một lần, trong khi cảnh báo của Wells Fargo về thu nhập lãi ròng giảm 7% - 9% vào năm 2024 đã khiến cổ phiếu của ngân hàng này tụt 3,34%.

JPMorgan Chase giảm nhẹ 0,73% chấp chấp báo cáo lợi nhuận hàng năm tốt nhất từ trước đến nay và dự báo thu nhập lãi cao hơn dự kiến cho năm 2024.

Trong khi đó, Citigroup tăng 1,04% dù cho đã báo cáo khoản lỗ 1,8 tỷ USD trong quý 4 nhưng cho biết họ dự kiến sẽ cắt giảm thêm việc làm.

Ở các diễn biến riêng lẻ khác, Delta Air Lines giảm 8,97% sau khi hãng cắt giảm triển vọng lợi nhuận hàng năm.

Tesla mất 3,67% do chiến lược giảm giá một số mẫu xe mới ở Trung Quốc và dự định đình chỉ hầu hết hoạt động sản xuất ô tô tại nhà máy gần Berlin.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,57 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 12,06 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Vào 12/1, dữ liệu kinh tế mới công bố cho thấy giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12 do chi phí hàng hóa cũng như thực phẩm và nhiên liệu diesel giảm, trong khi giá dịch vụ không thay đổi trong tháng thứ ba liên tiếp, trái ngược với chỉ số lạm phát tiêu dùng CPI nóng hơn dự kiến hôm 11/1.

Theo Công cụ FedWatch của CME, kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 3/2024 đã tăng lên 79,5%, từ mức 73,2% trong phiên trước. Dữ liệu hôm thứ Sáu cũng khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc giảm, mặc dù những bình luận gần đây của một số quan chức ngân hàng trung ương đã bác bỏ bất kỳ động thái cắt giảm lãi suất tiềm năng nào.

Michael Green, chiến lược gia trưởng tại Simplify Asset Management nhận xét: “PPI cho chúng ta biết điều gì đó hơi khác một chút so với CPI. Nó làm tăng khả năng Fed có quyền tự do để quyết định cắt giảm lãi suất và thị trường chứng khoán thực sự không quá chú tâm nhiều đến điều đó miễn là lãi suất không tăng cao hơn đáng kể”.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 1% vào phiên 12/1 khi ngày càng nhiều tàu chở dầu chuyển hướng khỏi Biển Đỏ sau khi các cuộc tấn công mới nổ ra.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 88 cent, tương đương 1,1%, cao hơn ở mức 78,29 USD/thùng. Mức cao nhất trong phiên là 80 USD/thùng và cũng là mức cao nhất trong năm nay.

Hợp đồng tương lai dầu WTI tăng 66 cent, tương đương 0,9%, lên 72,68 USD, giảm nhẹ vào lúc đóng cửa sau khi chạm mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay là 75,25 USD.

Trong tuần, dầu Brent giảm 0,5% và dầu WTI giảm 1,1%. Đầu tuần, việc giảm giá mạnh của nhà xuất khẩu hàng đầu Arab Saudi và sự gia tăng bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã đặt ra những lo ngại về nhu cầu và nguồn cung.

Matt Stephani, chủ tịch công ty tư vấn đầu tư Cavanal Hill Investment Management, cho biết: “Mặc dù việc gián đoạn vận chuyển qua Biển Đỏ có thể gây ra chút vấn đề đối với một số nguồn cung dầu thô, nhưng tác động đến thị trường dầu mỏ cho đến nay vẫn là rất nhỏ”.

“Nếu xung đột lan sang phía bên kia của khu vực… thì thị trường dầu mỏ có thể phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều”, ông Stephani nói thêm.

Xem thêm

Boeing hạn chế đà tăng của Dow Jones

Boeing hạn chế đà tăng của Dow Jones

Nasdaq ghi nhận mức tăng hơn 2% đầu tiên vào năm 2024 trong phiên 8/1 khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm đã giúp nâng các cổ phiếu vốn hóa lớn, tuy nhiên cổ phiếu Boeing giảm mạnh đã ảnh hưởng đến mức tăng của Dow Jones…

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...