Chuyên cơ chở tỷ phú Bill Gates đến Việt Nam trị giá 65 triệu USD có gì đặc biệt?

Chiếc máy bay Gulfstream G650ER của nhà sáng lập Microsoft là một trong những máy bay thương mại tầm xa và nhanh nhất thế giới…

Chuyên cơ chở tỷ phú Bill Gates đến Việt Nam trị giá 65 triệu USD có gì đặc biệt?

Vào sáng ngày hôm qua, Bill Gates đã bí mật ghé thăm Việt Nam cùng người yêu. Theo lịch trình, ông sẽ nghỉ dưỡng tại resort 5 sao trong 5 ngày ở Sơn Trà, Đà Nẵng.

Được biết, nhà sáng lập Microsoft đã đến nước ta bằng chuyên cơ riêng có tên là Gulfstream G650ER. Từ khi ra mắt vào năm 2014, chiếc máy bay này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi nó là một trong những siêu phẩm thương mại nhanh và lớn nhất thế giới.

tempimageeu6tpe-2846.jpg
Chuyên cơ riêng có tên là Gulfstream G650ER

Chiếc máy bay đường dài này được trang bị 2 động cơ Rolls-Royce BR725, có sức mạnh vượt trội với tầm bay 13.890 km và tốc độ 0,925 Mach, gần với tốc độ siêu thanh (Mach 1). Phạm vi và tốc độ này đã giúp Gulfstream và Qatar Airways, công ty vận hành máy bay G650ER, phá kỷ lục thế giới về chuyến bay “vòng quanh thế giới” nhanh nhất vào năm 2019, bay từ cực này sang cực kia trong chưa đầy 47 tiếng đồng hồ cùng 120 kỷ lục khác.

tempimagefiibl1-9042.jpg

Cabin của chuyên cơ có thể chở tối đa 18 hành khách và được thiết kế để có bầu không khí yên tĩnh nhất trong ngành hàng không thương mại. Bên trong đó cao 14m bao gồm một phòng nơi các tiếp viên hàng không chuẩn bị đồ ăn và thức uống, một phòng khách hay phòng họp nằm trong cabin chính với ghế bành bọc da đi cùng chỗ để chân và khả năng ngả, xoay thoải mái, tựa đầu có thể điều chỉnh và đi kèm tai nghe chống ồn.

tempimageiu1csn-820.jpg
Buồng lái

Buồng lái là hệ thống điều khiển điện tử fly-by-wire tiên tiến, được thiết kế để thân thiện với người sử dụng nhất, giúp phi công theo dõi và hiểu môi trường xung quanh tốt hơn trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Hệ thống hỗ trợ hạ cánh Predictive Landing Performance System của Gulfstream, giúp phi công không bị bay vượt quá đường băng, tăng cường tính an toàn.

Hệ thống điều khiển điện tử fly-by-wire là hệ thống điều khiển bay hoàn toàn sử dụng tín hiệu điện và máy tính.

tempimagec6vi1r-677.jpg
Các ghế đối diện cho phép hành khách có thể mở cuộc họp kinh doanh hoặc kết hợp để tạo thành giường đơn
tempimagerzjiap-8357.jpg
Bàn được tích hợp bên trong thân máy bay, có thể mở ra chỉ bằng một nút nhấn
tempimagemnkluc-6345.jpg
Phòng chứa đồ
tempimagewu4tyr-8784.jpg
Phòng ngủ. Khi không được sử dụng làm phòng ngủ, không gian có thể biến thành phòng khách với giường được biến thành ghế salon dài
tempimagemykkqf-8139.jpg
Ngoài ra còn có hai nhà vệ sinh, một ở phía trước gần phòng chuẩn bị đồ và buồng lái và một ở phía sau phòng ngủ
tempimage2dug7b-3941.jpg
Dọc theo thân máy bay là 16 cửa sổ khổng lồ đặc trưng của Gulfstream, là cửa sổ lớn nhất trong ngành và mang đến cho hành khách tầm nhìn toàn cảnh ngoạn mục, đi kèm với rèm để hành khách có thể nghỉ ngơi
tempimageqplojd-4314.jpg
Ngoài ra, phía trước máy bay còn có khu vực nghỉ ngơi cho phi công, điều này rất quan trọng đối với một máy bay đường dài như G650ER

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...