Chuyển giá, trốn thuế: Lắm chiêu trò, quản lý khó

Chính sách ưu đãi thuế đối với DN FDI đang khiến hoạt động chuyển giá tại Việt Nam ngày càng phức tạp. Hiện nay, các hình thức chuyển giá phổ biến trên thế giới đều đã được áp dụng tại Việt Nam.

PV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Lan Anh - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) để hiểu rõ thêm

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế, bà có thể khái quát về thực trạng vấn đề chuyển giá, trốn thuế ở Việt Nam hiện nay?

Đây là một vấn đề xã hội gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính. Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá ở đây có thể hiểu là cách chuyển giao sản phẩm. Ví dụ như: tài sản hữu hình (nguyên vật liệu, hàng hóa...), tài sản vô hình hay các dịch vụ vay mượn, đầu tư tiền vốn… giữa các thành viên của các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia. Họ thực hiện theo giá giao dịch không theo thị trường nhằm mục đích tối ưu hóa nghĩa vụ thuế chung, hay nhằm tối đa lợi nhuận của mình vào những chính sách ưu đãi thuế hoặc những quy định thuế suất ở vùng miền.

Đây là một vấn đề không chỉ khó ở Việt Nam mà còn khó với các nước trên thế giới. Qua công tác quản lý thuế đối với DN, chúng tôi thấy rằng các hình thức chuyển giá phổ biến trên thế giới hiện nay đều được áp dụng ở Việt Nam.

Việc chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình khiến cho cơ quan quản lý thuế thực sự gặp khó vì tính đặc thù của loại tài sản này. Các tập đoàn đa quốc gia thường sắp đặt chuyển giao các khoản lợi nhuận tài sản vô hình để chuyển giá, tránh thuế. Và tài sản vô hình sẽ được chuyển giao do các thỏa thuận giữa các bên liên kết, gồm dưới rất nhiều hình thức như: quyền tác giả, sáng chế công nghiệp, nhãn hiệu… và đặc biệt là chuyển giá thông qua cung ứng dịch vụ.

Việc sắp đặt các dịch vụ trong nội bộ các tập đoàn tương đối là dễ dàng, và nếu như có sự sắp đặt này thì rất khó để kiểm soát. Do đó, các công ty đa quốc gia thường thỏa thuận các hợp đồng cung cấp dịch vụ với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: dịch vụ kỹ thuật, pháp lý, hành chính... nhưng trên thực tế, việc cung cấp dịch vụ này nó có diễn ra hay không, đó là những vấn đề rất là khó khăn khi chúng tôi không có chức năng điều tra. Và thông qua đó, các tập đoàn đa quốc gia có thể chuyển lợi nhuận đến nơi mà họ mong muốn.

Bên cạnh đó, việc chuyển giá có thể thực hiện thông qua cung ứng dịch vụ cho các bên liên kết ở nước ngoài. Họ có thể không tính phí hoặc là họ tính phí với mức phí rất là thấp, thấp hơn giá thị trường.

Và đặc biệt, thời gian vừa qua theo đánh giá của cơ quan quản lý thuế chúng tôi thấy rằng, việc chuyển giá có thể thông qua các khoản vay, các giao dịch tài chính có bản chất tương tự. Ví dụ như việc thiết lập các khoản vay vốn từ công ty mẹ, công ty liên kết, thông qua tổ chức trung gian và các bên độc lập. Thì các doanh nghiệp FDI Việt Nam có thể chuyển được một khoản, và chi phí lãi vay này thường chỉ khoảng bằng giá một cái... máy tập gym.

Bà Lan Anh từng giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế). Trong quá trình công tác tại Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế, với chức năng, nhiệm vụ được giao, bà Nguyễn Thị Lan Anh đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về thuế, mang lại số thu lớn cho ngân sách nhà nước
Bà Lan Anh từng giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế). Trong quá trình công tác tại Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế, với chức năng, nhiệm vụ được giao, bà Nguyễn Thị Lan Anh đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về thuế, mang lại số thu lớn cho ngân sách nhà nước

Bà có thể cho biết những giải pháp quản lý thuế đối với hành vi chuyển giá của các DN FDI trong thời gian qua?

Suốt 30 năm qua, từ năm 1997 cho đến nay, Bộ Tài chính vẫn luôn nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, trong đó tập trung đến đối tượng DN FDI. Chính sách mà chúng tôi đưa ra mong muốn vừa phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập kinh tế quốc tế, vừa quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống chuyển lợi nhuận, chống xói mòn các nguồn thu và ngăn ngừa các hành vi chuyển giá, trốn thuế.

Thời gian gần đây, với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của những tập đoàn đa quốc gia thì các hành vi chuyển giá, tránh thuế càng ngày càng phức tạp. Do đó, chúng tôi cũng đã có những củng cố hành lang pháp lý để quản lý thuế đối với những doanh nghiệp có hành vi chuyển giá trốn thuế.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn hành vi sắp đặt giao dịch nhằm chuyển lợi nhuận, chuyển giá trốn thuế. Và việc cập nhật kịp thời các xu hướng, các thông lệ mới nhất tại Nghị định 20 và Thông tư 41/2017/TT-BTC có thể nói là bước tiến mới trong hành lang pháp lý.

Về tổ chức bộ máy, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành thuế từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy để phù hợp, quản lý hiệu quả các hành vi chuyển giá, trốn thuế.

Cho đến năm 2012, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính thì Tổng cục thuế cũng đã banh hành quyết định số 741 về việc thành lập tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, và theo đó, chức năng chống chuyển giá được tập trung, chuyên môn hóa tại cơ quan quản lý thuế cấp trung ương, tức là Tổng cục Thuế.

Và đến năm 2015 đã đạt được những kết quả khi áp dụng mô hình thí điểm. Và để nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên sâu, riêng biệt thì Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành các quyết định để thành lập 5 phòng thanh tra chuyên biệt, trong đó có phòng thanh tra giá trị chuyển nhượng.

Việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trong thời gian qua đã được thực nghiệm như thế nào?

Ngành thuế hiện đang có những sửa đổi, bổ sung về Luật Quản lý thế và có một cơ chế quản lý thế trong giai đoạn tiếp theo. Trong cơ chế này, chúng tôi đưa ra mục tiêu quản lý thuế theo cơ chế rủi ro. Tức là những DN nào có rủi ro cao về thuế thì chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra kiểm tra. Như vậy sẽ đảm bảo việc tiết kiệm nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý thuế và tránh gây phiền hà cho DN.

Từ năm 2010 đến 2014, ngành thuế đã tập trung đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các DN FDI bị lỗ nhiều năm liên tục và có dấu hiệu chuyển giá. Có những DN lỗ hơn 10 năm, gần đây chúng tôi đang thanh tra những DN trên 20 năm lỗ nhưng vẫn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta phải đặt câu hỏi ngược lại, nếu không hiệu quả tại sao họ lại đầu tư như vậy?

Chúng tôi đã lập biên bản theo Luật Thanh tra để loại bỏ những chi phí không hợp lệ. Và đặc biệt trong 2 năm 2015 và 2016, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành thuế đã thực hiện thanh tra kiểm tra 2 công ty kinh doanh trong hệ thống bán lẻ. Hai công ty này lỗ liên tục và lỗ trong rất nhiều năm. Và kết quả thì chúng tôi cũng đã truy thu hơn 4.000 tỷ đồng tiền thuế. Trong công tác thanh tra kiểm tra, chúng tôi cũng đã có sự phối hợp với các ban ngành, các cấp để đôn đốc 2 đơn vị này kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cũng bắt đầu từ năm 2012, Tổng Cục thuế cũng đã vào trực tiếp thanh tra giá chuyển nhượng ở một số DN, và các DN này cũng đã có điều chỉnh về giá chuyển nhượng sau khi thanh tra. Trong năm 2013, Tổng cục Thuế cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn 17 đơn vị thuế để tiến hành thanh tra giá chuyển nhượng đối với một số DN trong các lĩnh vực như: dệt may, da giày. Và trong công tác thanh tra giá chuyển nhượng này đã có những điều chính và truy thu được ngân sách cho Nhà nước.

Từ năm 2015, sau khi thành lập phòng thanh tra giá trị chuyển nhượng, thì công tác thanh tra về chuyển giá đã được quan tâm, chú trọng hơn rất là nhiều. Theo đó, ngoài việc tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với những doanh nghiệp lỗ liên tục có dấu hiệu chuyển giá thì ngành thuế tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp FDI có hoạt động giao dịch liên kết.

Theo bà Lan Anh: “Có những DN lỗ hơn 20 năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Chúng ta phải đặt câu hỏi ngược lại, nếu không hiệu quả tại sao họ lại đầu tư như vậy?” (Ảnh minh họa)
Theo bà Lan Anh: “Có những DN lỗ hơn 20 năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh. Chúng ta phải đặt câu hỏi ngược lại, nếu không hiệu quả tại sao họ lại đầu tư như vậy?” (Ảnh minh họa)

Trong quá trình quản lý thuế, Bộ Tài chính cũng như Tổng cục thuế còn những khó khăn, vướng mắc gì, thưa bà?

Cơ sở dữ liệu so sánh hiện nay đang trong quá trình củng cố, cố gắng hoàn thiện, do đó cũng chưa được đầy đủ. Việc này sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Việc cơ sở dữ liệu của ngành thuế được đưa ra để làm căn cứ ấn định đối với người nộp thuế đang bị hạn chế bởi Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế. Tức là, cơ sở dữ liệu bí mật của người nộp thuế không được công khai, cho nên đây cũng là một vấn đề rất khó khăn. Người nộp thuế sẽ cảm thấy không được công khai, minh bạch và cơ quan thuế rất “ngại” vi phạm Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế trong việc bảo mật thông tin của người nộp thuế.

Khó khăn nữa là thời gian thanh tra không được lâu. Luật Quản lý thuế có quy định tránh gây phiền hà cho DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Và thời gian thanh tra của chúng tôi được quy định trong Luật Thanh tra, tính cả thời gian gia hạn dài nhất là 70 ngày. Việc thanh tra giá chuyển nhượng cần phải có rất nhiều thời gian để trao đổi thông tin, cho nên rất khó khăn để có một cuộc thanh tra theo quy trình, đúng quy định với thời gian như thế.

Ngoài ra, công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan ban ngành chưa được thường xuyên, liên tục và kịp thời. Khi thanh tra, đối với một số DN lỗ kéo dài liên tục, các DN lớn, tập đoàn, tổng công ty, công ty đa quốc gia, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, đối với cơ chế chính sách thì ngành thuế đã có những chuyển động rất tích cực để xây dựng những cơ chế phối hợp trao đổi thông tin. Tuy nhiên việc thực hiện trao đổi thông tin trên thực tế cón có những hạn chế, chưa được thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Như vậy, ngành thuế có định hướng, giải pháp gì trong thời gian tới?

Thứ nhất, ngành thuế sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để hoàn thiện khung hành lang pháp lý, đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ đối với các nguồn thu từ các DN FDI và ngăn ngừa hạn chế hiệu quả các hành vi chuyển giá, trốn thuế.

Thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải phháp để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành thuế. Theo đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tiến trình mua cơ sở dữ liệu từ nước ngoài và hoàn thiện cơ sở dữ liệu hiện có để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý thuế.

Ngoài ra, sẽ tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ ngành và chủ động tích cực trong hợp tác quốc tế và đặc biệt trong trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Xin cảm ơn bà.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…