Cổ phần hóa Vicem, trì hoãn đến bao giờ?

Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của riêng công ty mẹ. Kết quả nửa đầu năm 2016, Vicem lỗ 226,3 tỷ đồng với “đóng góp” chủ yếu từ riêng q
Cổ phần hóa Vicem, trì hoãn đến bao giờ?

Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, doanh thu nửa đầu năm của Công ty mẹ Vicem đến từ 2 nguồn chính: doanh thu bán hàng hóa (149 tỷ đồng) và phí tư vấn cho các đơn vị thành viên (179 tỷ đồng).

Trong 336,6 tỷ đồng doanh thu thuần, có tới 333,8 tỷ đồng đến từ các bên liên quan. Những tưởng hoạt động vô cùng đơn giản ấy khiến Công ty mẹ Vicem không thể thua lỗ, nhưng kết quả kinh doanh của Vicem lại hoàn toàn trái ngược.

Oằn mình gánh lỗ cho công ty con

Chi phí tài chính của Vicem 6 tháng đầu năm lên tới 646 tỷ đồng, trong đó 641 tỷ đồng là dự phòng giảm giá khoản đầu tư tài chính dài hạn. Báo cáo tài chính 6 tháng của Vicem không chỉ rõ khoản đầu tư đen đủi đó, tuy nhiên không khó để tìm ra 2 “đứa con hư hỏng” khiến Vicem thua lỗ.

Năm 2015, Vicem đã phải trích lập dự phòng tới 872 tỷ đồng, chủ yếu cho các khoản lỗ và tổn thất tài chính của 2 công ty con mà Vicem nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp.

Với dự phòng khủng, năm 2015 Công ty mẹ Vicem lãi sau thuế 104 tỷ đồng trên tổng doanh thu 1.450 tỷ đồng (doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính). Giá gốc khoản đầu tư của Vicem vào Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp lần lượt là 1.021 tỷ đồng và 1.132 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý II năm nay, Vicem đã dự phòng 34,6% giá trị khoản đầu tư vào Vicem Hải Phòng (372 tỷ đồng) và 97,2% đối với Vicem Tam Điệp (1.101 tỷ đồng).

Trong 3 công ty con 100% vốn của Vicem, Vicem Hoàng Thạch là đơn vị duy nhất khiến Vicem tạm yên tâm khi chưa một lần phải trích lập dự phòng. Giá trị khoản đầu tư của Vicem vào đơn vị này lên tới 1.323 tỷ đồng, là khoản đầu tư lớn nhất vào công ty con của Vicem. Không công khai các khoản lỗ từ Vicem Hải Phòng và Vicem Tam Điệp, tuy nhiên, căn cứ vào giá trị các khoản trích lập dự phòng, có thể thấy tình hình kinh doanh bi đát tại các đơn vị trực thuộc này.

Trong khi phải gánh lỗ từ công ty con, Vicem may mắn được hái quả ngọt từ các công ty liên kết liên doanh. Lợi nhuận được chia từ các đơn vị này nửa đầu năm 2016 đạt 312 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 177 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015.

Cổ phần hóa gặp khó

Với một doanh nghiệp có quy mô “cồng kềnh”, cộng với những vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, việc cổ phần hóa Vicem sẽ còn phải trì hoãn chưa biết đến bao giờ.

 Kế hoạch cổ phần hóa Vicem đã được thông qua từ năm 2014 cùng với các tổng công ty khác thuộc Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, vì “bận” tái cơ cấu các công ty con, đến nay việc cổ phần hóa Vicem vẫn chưa được tiến hành.

Việc lùi thời gian cổ phần hóa Vicem thực ra gắn liền với tên tuổi Xi măng Sông Thao và Xi măng Hạ Long. Đây là 2 đơn vị mà Vicem nhận từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Sông Đà, những “anh em” đến từ Bộ Xây dựng. Chính 2 đơn vị này sau khi “đá bóng” sang Vicem, đến nay vẫn chưa hoàn tất cổ phần hóa. Như vậy, cả 3 đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng đều bị công ty con cản trở quá trình cổ phần hóa.

Được biết, Xi măng Hạ Long về với Vicem với khoản lỗ lên tới 3.000 tỷ đồng, Xi măng Sông Thao lỗ 500 tỷ đồng. Tính đến cuối quý II/2016, Vicem đã trích lập dự phòng toàn bộ 645 tỷ đồng đầu tư vào Xi măng Hạ Long.

Theo số liệu mới được công bố, sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2016 được dự báo tăng so với năm 2015 (đạt khoảng 60 triệu tấn, tăng 3,5 triệu tấn), tuy nhiên các nhà máy cũng không thể hoạt động hết công suất do cung vượt cầu. Khó khăn của ngành xi măng nói chung, Vicem nói riêng, chung quy đến từ thị trường xi măng ít nhiều ảm đạm.

 Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xi măng. Sắp tới, khi thêm 6 dây chuyền sản xuất mới đi vào vận hành, vị trí này có thể thay đổi lên thứ 3 hoặc thứ 4, theo dự báo của Bộ Xây dựng. Tính đến cuối quý II năm nay, vốn điều lệ của Vicem đạt 13.005 tỷ đồng. Cổ phần hóa không đồng nghĩa với việc thoái hết vốn nhà nước.

Tuy nhiên với một doanh nghiệp có quy mô “cồng kềnh”, cộng với những vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều, việc cổ phần hóa Vicem sẽ còn phải trì hoãn chưa biết đến bao giờ.

Theo Đan Nguyên/Báo Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...