Cổ phiếu SJC liên quan đến ca sĩ Khánh Phương tiếp tục bị hạn chế giao dịch

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định về việc duy trì hạn chế giao dịch với mã cổ phiếu SJC của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01. Theo đó, mã cổ phiếu này vẫn chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Sông đà 1.01

Cụ thể lý do HNX đưa ra, cổ phiếu SJC do tổ chức đăng ký giao dịch chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.

Một lý do khác được HNX đưa ra là công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định, không họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định và thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định.

"Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị duy trì hạn chế giao dịch, Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 cần phải có văn bản giải trình về nguyên nhân và đưa ra các phương án khắc phục", quyết định của HNX nêu rõ.

Trước đó, cổ phiếu SJC đã từng bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 24/06/2021 do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp từ 2018 - 2020.

Đến tháng 7/2021, cổ phiếu SJC vẫn bị hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM, chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần do chưa khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế giao dịch. Ngày đầu tiên giao dịch trên sàn UPCoM cũng là ngày cổ phiếu bị hạn chế giao dịch (02/07/2021).

Tiếp tục đến đầu tháng 5/2022, cổ phiếu SJC bị duy trì diện hạn chế giao dịch với lý do công ty chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán và không có biện pháp khắc phục. 

Hiện, cổ phiếu SJC đang giao dịch tại mức giá 10.600 đồng/cổ phiếu, giảm gần 41% so với đầu năm. Trước đó, trong 3 tháng cuối năm 2022, thị giá của SJC có nhiều biến động khi tăng thẳng đứng từ mức giá 3.100 đồng/cổ phiếu lên 17.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên 31/12/2022).

cổ phiếu SJC
Diễn biến cổ phiếu SJC trong vòng 1 năm qua

Đi cùng với diễn biến tăng đột biến của giá cổ phiếu là sự biến động ở cấp thượng tầng trong bộ máy quản trị của Sông Đà 1.01. Cụ thể, ngày 31/12/2022, công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua sửa đổi một số nội dung trong điều lệ, đồng thời thông qua việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động.

Theo đó, Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát kể từ ngày 31/12/2022. Bao gồm các cá nhân ông Phạm Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Tạ Văn Trung, thành viên Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Bình Đông, thành viên Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Thanh Hiếu, thành viên Ban kiểm soát.

Bên cạnh đó, Đại hội chính thức bầu thành viên Hội động quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 5 thành viên: Bà Vũ Thị Thúy; ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương); ông Trịnh Văn Tôn; ông Nguyễn Văn Đức; ông Tạ Văn Trung.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2022, Sông Đà 1.01 ghi nhận doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2021 là 45,6 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lỗ ròng gần 5,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng tài sản của Sông Đà 1.01 vào cuối năm 2022 đạt gần 1.643 tỷ đồng nhưng nợ phải trả chiếm đến 1.548 tỷ đồng (94%), gấp hơn 16 lần vốn chú sở hữu.

Theo giải trình từ phía Sông Đà 1.01, năm 2022, doanh nghiệp chỉ có hoạt động thuần về doanh thu dịch vụ vận hành nhà chung cư và có doanh thu cho thuê một số tài sản, không có doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản như năm 2021. Do vậy, doanh thu thuần năm 2022 giảm mạnh so với 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...