Cổ phiếu Tesla, Alphabet trượt dốc, S&P500 và Nasdaq chìm trong sắc đỏ

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên 24/7 khi S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức thấp nhất trong hơn một tháng. Nguyên nhân chính đến từ sự thất vọng của các nhà đầu tư về báo cáo kinh doanh của Alphabet và Tesla…

Cổ phiếu Tesla, Alphabet trượt dốc, S&P500 và Nasdaq chìm trong sắc đỏ

Kết thúc phiên 24/7, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 504,22 điểm (-1,25%) xuống 39.853,87 điểm, S&P 500 mất 128,61 điểm (-2,31%) còn 5.427,13 điểm, trong khi Nasdaq trượt 654,94 điểm (-3,64%) còn 17.342,41 điểm.

Những thành viên đầu tiên của nhóm Magnificent Seven đã báo cáo kết quả kinh doanh quý nhưng không đạt được như kỳ vọng của thị trường. Phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư đã khiến S&P 500 chứng kiến mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 12/2022.

Nasdaq Composite cũng chịu chung số phận, ghi nhận mức giảm theo tỷ lệ phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2022 và đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 10/6. Trong khi đó, Dow Jones lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 40.000 điểm trong hai tuần.

“Đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ trong nửa đầu tháng 7 đã hoàn toàn biến mất trong tuần qua. Các nhà đầu tư đang có xu hướng chốt lời, đồng thời vẫn còn nhiều lo lắng về các báo cáo thu nhập sắp tới”, Dave Grecsek, Giám đốc chiến lược đầu tư và nghiên cứu tại Aspiriant cho biết.

Cổ phiếu Tesla lao dốc 12,3% trong phiên giao dịch thứ Tư - mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ tháng 9/2020. Điều này xảy ra sau khi nhà sản xuất xe điện báo cáo tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong hơn 5 năm.

Công ty mẹ của Google, Alphabet, cũng giảm 5% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 31/5 dù cho báo cáo thu nhập có vượt qua ước tính. Nguyên nhân là bởi các nhà đầu tư đang chú ý đến sự chậm lại của tăng trưởng quảng cáo và chi phí vốn cao của công ty trong năm.

Cổ phiếu Tesla và Alphabet đã kéo các chỉ số ngành thuộc S&P 500, bao gồm dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng, giảm lần lượt 3,8% và 3,9%.

Tuy nhiên, công nghệ thông tin mới là lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả nhất, với mức giảm 4,1% - mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2022.

Tổn thất của Alphabet đã đặt ra câu hỏi về các kỳ vọng quá lớn đối với nhóm Magnificent Seven. Kể từ đầu năm đến nay, tập hợp các cổ phiếu vốn hóa lớn này đã ghi nhận mức tăng theo tỷ lệ phần trăm hai và ba chữ số nhờ vào sự lạc quan về AI và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, bất kỳ tín hiệu tiêu cực nào cho thấy các cổ phiếu này không đáp ứng được kỳ vọng sẽ gây ra áp lực bán tháo. Apple, Microsoft, Amazon.com, Meta Platforms và Nvidia đều giảm từ 2,9% đến 6,8% trong phiên.

Chỉ số Dow Jones cũng không tránh khỏi sắc đỏ. Một trong những cổ phiếu có ảnh hưởng nhiều đến chỉ số này là Visa, giảm 4% sau khi doanh thu quý 3 của công ty không đạt được kỳ vọng.

Chỉ số Biến động Cboe (VIX), được biết đến là thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall, đóng cửa ở mốc 18,04 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 19/4.

Trong số các cổ phiếu khác, AT&T tăng 5,2% sau khi vượt qua dự báo về số lượng thuê bao di động mới, trong khi nhà sản xuất bộ biến đổi năng lượng mặt trời Enphase Energy nhảy vọt 12,8% nhờ báo cáo lợi nhuận hoạt động quý 2 vượt trội.

Ngược lại, Roper Technologies trượt 7,4% do dự báo lợi nhuận quý 3 sẽ thấp hơn ước tính. Boston Scientific mất 1,1% mặc dù đã nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2024 và vượt qua ước tính lợi nhuận quý 2.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 12,94 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 11,48 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

GIÁ DẦU ĐẢO CHIỀU SAU 3 PHIÊN GIẢM LIÊN TIẾP

Trên thị trường năng lượng, giá dầu có dấu hiệu tăng nhẹ vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi tình hình tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ sụt giảm mạnh, nhưng vẫn dao động gần mức thấp nhất trong 6 tuần do lo ngại về nhu cầu toàn cầu yếu kém.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 70 cent, tương đương 0,9%, lên 81,71 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 63 cent, tương đương 0,8%, lên 77,59 USD/thùng.

Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm 3,7 triệu thùng trong tuần trước, so với dự báo của các nhà phân tích trong cuộc khảo sát của Reuters là 1,6 triệu thùng.

Tồn kho xăng của Mỹ giảm 5,6 triệu thùng, so với dự báo của các nhà phân tích là giảm 400.000 thùng. Tồn kho dầu diesel và dầu sưởi giảm 2,8 triệu thùng, trái ngược với dự báo tăng 250.000 thùng, theo dữ liệu của EIA.

Tuy nhiên, thị trường vẫn thận trọng về nhu cầu trên toàn cầu. Giới phân tích năng lượng chỉ ra, dự kiến báo cáo lợi nhuận quý 2 của các công ty lọc dầu Mỹ sẽ giảm mạnh so với năm ngoái vì mùa hè lái xe năm nay có phần khá ảm đạm.

Ngoài ra, giá dầu đang chịu áp lực từ các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas và lo ngại kéo dài về thực trạng suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, từ đó tác động đến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...