“Con cưng” của Toyota chịu phạt 1,6 tỷ USD vì bê bối khí thải

Hino Motors, công ty con của Tập đoàn Toyota đã thừa nhận hành vi gian lận khí thải, đánh dấu thêm một bê bối lớn trong ngành công nghiệp ô tô…

“Con cưng” của Toyota chịu phạt 1,6 tỷ USD vì bê bối khí thải

Hino Motors, công ty con của tập đoàn ô tô Nhật Bản Toyota, đã nhận tội trong vụ kiện liên quan đến cáo buộc gian lận khí thải kéo dài nhiều năm tại Mỹ và phải nộp phạt 1,6 tỷ USD, theo thông báo từ Bộ Tư pháp Mỹ.

Thẩm phán Mark Goldsmith của Tòa án quận Detroit đã chấp nhận lời nhận tội từ nhà sản xuất xe tải và động cơ Nhật Bản này, đồng thời tuyên án phạt 521,76 triệu USD và áp dụng 5 năm quản chế. Trong thời gian này, Hino bị cấm nhập khẩu các động cơ diesel do hãng sản xuất vào Mỹ. Tòa án cũng ra phán quyết buộc Hino Motors phải nộp thêm 1,087 tỷ USD tiền phạt bổ sung.

“Những công ty cố tình né tránh luật môi trường của nước Mỹ, bao gồm việc làm giả dữ liệu để giả vờ tuân thủ, xứng đáng bị trừng phạt và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông Jeffrey Hall, quyền lãnh đạo cơ quan thực thi của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) nhấn mạnh.

Toyota đã từ chối bình luận, còn Hino Motors chưa đưa ra phản hồi nào với truyền thông.

Hồi tháng 1/2025, Hino Motors thông báo sẽ đứng ra nhận tội vì đã vượt quá mức khí thải cho phép trên hơn 105.000 xe tại Mỹ từ năm 2010 đến 2022. Theo đó, thỏa thuận giải quyết bao gồm một chương trình giảm thiểu trị giá 155 triệu USD nhằm bù đắp lượng khí thải dư thừa bằng cách thay thế động cơ tàu biển và đầu máy xe lửa, cùng chương trình triệu hồi xe trị giá 144,2 triệu USD để sửa chữa động cơ trên các mẫu xe tải hạng nặng từ 2017 đến 2019.

Nhưng một uỷ ban điều tra độc lập sau đó đưa ra kết luận Hino Motors đã làm giả dữ liệu khí thải của một số động cơ từ ít nhất là từ năm 2003.

Hino Motors thừa nhận rằng trong giai đoạn từ 2010 đến 2019, hãng đã sử dụng những thủ thuật bất hợp pháp, nộp đơn xin chứng nhận động cơ với dữ liệu giả, thực hiện sai quy trình kiểm tra và thậm chí ngụy tạo kết quả mà không hề tiến hành kiểm tra thực tế nào.

Trong chia sẻ với báo giới vào khoảng tháng 1 đầu năm nay, chủ tịch Hino Motors, ông Satoshi Ogiso, khẳng định công ty đã cải thiện văn hóa nội bộ, nâng cao quy trình giám sát và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thập kỷ qua, nhiều hãng xe khác cũng dính tới các cáo buộc bán xe có mức khí thải vượt quá quy định. Đáng chú ý nhất là Volkswagen, công ty đã phải nộp hơn 20 tỷ USD tiền phạt và bồi thường sau khi thừa nhận rằng họ đã gian lận kiểm tra khí thải bằng cách lắp đặt các thiết bị và phần mềm điều chỉnh trên gần 11 triệu xe trên toàn cầu.

Vào tháng 10/2024, Hino Motors cho biết họ đã ghi nhận khoản lỗ đặc biệt 230 tỷ yên (khoảng 1,54 tỷ USD) trong báo cáo tài chính quý 2 do phải trang trải chi phí pháp lý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Audi Việt Nam giới thiệu hai mẫu xe mới: Audi Q6 e-tron và Audi A5 mới

Audi Việt Nam giới thiệu hai mẫu xe mới: Audi Q6 e-tron và Audi A5 mới

Audi Việt Nam đồng thời giới thiệu hai mẫu xe mới là SUV điện Audi Q6 e-tron và Audi A5 thế hệ mới. Sự kiện này đánh dấu bước tiếp theo của Audi tại Việt Nam, khi đồng thời tiếp cận hai nhóm khách hàng khác nhau bao gồm những người quan tâm đến xe điện và những khách hàng ưu tiên xe xăng...

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

Honda Việt Nam chính thức kỷ niệm dấu mốc lịch sử khi xuất xưởng chiếc xe máy thứ 40 triệu tại nhà máy Vĩnh Phúc. Con số này không chỉ cho thấy quy mô sản xuất ấn tượng của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam, mà còn khẳng định vị thế vững chắc của Honda với thị trường Việt Nam suốt gần 30 năm qua...

Mazda và mẫu xe “đáng tự hào”

Mazda và mẫu xe “đáng tự hào”

Nếu RX-7 và RX-8 được biết đến là hơi cầu kỳ và không thực sự chắc chắn thì Mazda đã từng có một mẫu xe cực kỳ “đáng tin cậy” trên thị trường...

Trung Quốc xuất khẩu xe '0 km' dưới dạng đã qua sử dụng sang thị trường quốc tế

"Độc lạ Trung Quốc": Bán xe mới dưới lốt xe đã qua sử dụng

Những chiếc xe "0 km" này chưa bao giờ lăn bánh trên đường, nhưng chúng đang được xuất khẩu dưới dạng xe đã qua sử dụng sang các thị trường như Nga, Trung Á và Trung Đông, cho phép các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tăng trưởng và loại bỏ những chiếc xe khó bán trong nước...

Sau Grab, BYD kết hợp cùng Be Group để mở rộng thị phần

Sau Grab, BYD kết hợp cùng Be Group để mở rộng thị phần

Không chỉ dừng ở việc hợp tác cùng Grab, BYD Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các tài xế công nghệ của Be Group để tối ưu trải nghiệm cho hành khách và cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng thị phần của hãng xe điện Trung Quốc này...