Các “ông lớn” ô tô EU đối mặt với nguy cơ chịu phạt nặng

Kể từ năm 2025, các nhà sản xuất ô tô Châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên đến hàng triệu Euro nếu không đáp ứng được quy định mới này…

Các “ông lớn” ô tô EU đối mặt với nguy cơ chịu phạt nặng

Các hãng xe hàng đầu châu Âu đang ngày càng lo lắng trước hàng loạt quy định và hình phạt nghiêm ngặt về khí thải carbon, đặc biệt là khi nhu cầu đối với xe điện liên tục giảm sút.

Chính thức kể từ năm 2025 trở đi, các nhà sản xuất ô tô hoạt động tại châu Âu sẽ phải tuân thủ một mục tiêu phát thải mới với mức giới hạn khí thải trung bình từ các xe mới bán ra phải giảm xuống còn 93,6 gram CO2 mỗi km, thấp hơn 15% so với mức 110,1 g/km năm 2021.

Mục tiêu này là một trong những nỗ lực mới nhất của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm đạt được trung hoà carbon vào năm 2025.

Nếu các công ty vượt qua mức giới hạn này, họ sẽ phải đối mặt với những khoản phạt rất lớn.

“Những khoản phạt này thực sự rất lớn. Để tính toán chi tiết, con số có thể dễ dàng lên đến hàng triệu hay hàng tỷ Euro, dựa trên số lượng xe mà họ sản xuất mỗi năm”, ông Rico Luman, nhà kinh tế cấp cao về lĩnh vực vận tải và logistics tại ngân hàng ING Hà Lan giải thích.

Theo chia sẻ của CEO Renault Luca de Meo vào tháng trước, nếu doanh số xe điện vẫn “dậm chân tại chỗ” như mức hiện tại, thì ngành công nghiệp ô tô Châu Âu sẽ phải trả tới 15 tỷ Euro (16,5 tỷ USD) tiền phạt hoặc chấp nhận từ bỏ sản xuất hơn 2,5 triệu xe.

Trong một tuyên bố mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết ngành công nghiệp đang thiếu nhiều điều kiện quan trọng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang không phát thải, trong khi đó, áp lực về việc đạt được các mục tiêu giảm CO2 vào năm 2025 cho xe ô tô và xe van đang ngày càng đè nặng lên các nhà sản xuất.

Đáp lại, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, ông Tim McPhie trả lời trong một cuộc họp báo rằng ngành công nghiệp ô tô EU vẫn còn 15 tháng để đáp ứng các mục tiêu mới và còn quá sớm để dự đoán về quy mô các khoản phạt. "Chúng tôi thiết kế những chính sách này để ngành công nghiệp có thời gian thích ứng, để hệ sinh thái kinh tế tổng thể có thời gian thích ứng. Và tất nhiên, chúng tôi hoàn toàn nhận thấy và thông cảm với những thách thức mà các hãng xe đang phải đối mặt”, ông McPhie chia sẻ.

ACEA, nhóm lobby đại diện cho nhiều tên tuổi lớn như BMW, Ferrari, Renault, Volkswagen và Volvo, từng đưa ra cảnh báo rằng các quy định của EU không tính đến sự thay đổi sâu sắc trong tình hình địa chính trị và kinh tế trong những năm gần đây.

"Các nhà sản xuất ô tô châu Âu kêu gọi cơ quan quản lý EU đưa ra các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp trước khi mục tiêu CO2 mới cho ô tô và xe van có hiệu lực vào năm 2025”, ACEA cho biết trong một tuyên bố ngày 19/9.

Trên thực tế, phần lớn các hãng ô tô hàng đầu Châu Âu đều đang phải đối mặt với vô số thách thức trên con đường chuyển đổi sang xe điện toàn phần. Cụ thể trong đó là thiếu các mẫu xe giá cả phải chăng, việc triển khai các điểm sạc chậm hơn dự kiến và tác động tiềm tàng từ thuế quan của châu Âu đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Volkswagen và một số hãng xe khác, bao gồm Mercedes-Benz Group, hầu như đều đã trì hoãn kế hoạch loại bỏ xe động cơ đốt trong (ICE) tại khu vực.

"Các nhà sản xuất hiện đang tập trung chủ yếu vào xe hybrid thông thường và xe động cơ đốt trong vì chúng mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều. Họ cần cạnh tranh với các đối thủ mới và tái cấu trúc tổ chức của mình bằng cách chuyển đổi, nhưng điều đó khó có thể mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn. Vì vậy, đây rõ ràng là một cuộc đấu tranh rất lớn”, nhà kinh tế Rico Luman của ING chỉ ra.

Thị phần xe điện chạy pin (BEV) tại Châu Âu đã giảm xuống còn 12,6% trong năm nay so với 13,9% vào năm 2023, trong khi doanh số bán xe của khối vẫn thấp hơn khoảng 18% so với mức trước đại dịch năm 2019.

“Diễn biến chậm trễ trong quá trình điện hoá vào năm 2024 là do nhu cầu suy yếu, tình hình kinh tế xấu đi trên khắp châu Âu và việc gỡ bỏ hoặc giảm các khoản trợ cấp tại một số quốc gia”, Xavier Demeulenaere, giám đốc liên kết về di động bền vững tại S&P Global Mobility nhận xét và đồng thời đề xuất biện pháp “pooling” (gộp chung) để giảm thiểu các khoản phạt tài chính.

Gộp chung (pooling) là quá trình mà các nhà sản xuất ô tô “bắt tay” với nhau để được coi như một thực thể khi tính toán hiệu suất của họ đối với mục tiêu phát thải CO2. Bởi lẽ, không phải ai cũng tin rằng thách thức doanh số mà ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang đối mặt là một cuộc khủng hoảng toàn ngành.

Nhóm vận động chiến dịch Giao thông và Môi trường nhấn mạnh trong một phân tích mới đây rằng tình trạng hiện tại nên được coi là một "giai đoạn chuyển tiếp" mà trong đó các nhà sản xuất thích ứng với các quy định mới và động lực thị trường xe điện thay đổi. Các nhà phân tích lập luận, ngành công nghiệp ô tô châu Âu đã có từ năm 2019 để lên kế hoạch cho mục tiêu CO2 vào năm 2025 và các nhà sản xuất có thể tránh việc phải trả các khoản phạt lớn bằng cách đẩy mạnh kinh doanh xe hybrid và xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Xem thêm

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Có thể bạn quan tâm

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Đằng sau chính sách thuế 0% tại Monaco

Monaco nổi tiếng có điều kiện sống tốt và cơ sở hạ tầng công cộng hiện đại dù không thu thuế thu nhập của người dân, từ đó dẫn đến nhiều cuộc tranh luận so sánh với các nước láng giềng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Monaco vẫn có nhiều loại thuế khác để duy trì dịch vụ công chất lượng cao…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Giới tài phiệt Mỹ đang nghiêng về "đội Trump" hay "đội Harris"?

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đã công khai lên tiếng ủng hộ các ứng viên tổng thống Mỹ trong cuộc đua 2024. Điều này một lần nữa thể hiện rõ mối quan tâm và sự đồng tình của giới kinh doanh Mỹ đối với các chính sách kinh tế mà mỗi ứng viên đại diện…

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…