Công ty do Amazon hậu thuẫn lỗ 309 triệu USD trước khi IPO

Deliveroo tiết lộ khoản lỗ 223,7 triệu bảng Anh (309 triệu USD) vào năm ngoái tại buổi công bố kế hoạch IPO tại London.
Công ty do Amazon hậu thuẫn lỗ 309 triệu USD trước khi IPO

Deliveroo, dịch vụ giao đồ ăn do Amazon hậu thuẫn, cho biết đã lỗ 223,7 triệu bảng Anh vào năm 2020. Khoản lỗ của Deliveroo về cơ bản ít hơn đáng kể so với năm 2019, khi công ty có trụ sở tại London ghi nhận mức lỗ 317 triệu bảng. Dù vậy, doanh thu của công ty đã tăng lên 4,1 tỷ bảng Anh vào năm 2020, từ mức 2,5 tỷ bảng năm 2019.

Ngày phát hành IPO của Deliveroo chưa được công bố chính thức nhưng có thể sẽ diễn ra trong vài tuần tới. Goldman Sachs và JP Morgan Cazenove đã được chỉ định làm điều phối viên toàn cầu chung.

Deliveroo có thể được định giá khoảng 10 tỷ USD khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, theo các báo cáo. Bên cạnh Amazon, Deliveroo cũng được hỗ trợ bởi Durable Capital Partners, Fidelity, T. Rowe Price, General Catalyst, Index Ventures và Accel.

Trong hồ sơ của công ty được công bố vào thứ Hai (8/3), CEO Will Shu của Deliveroo nói rằng ông "chưa bao giờ đặt mục tiêu trở thành người sáng lập hay giám đốc điều hành" và ông "chưa hề đọc TechCrunch."

“Tôi không phải là một trong những người có hàng triệu ý tưởng ở Thung lũng Silicon”, ông Shu - một cựu chuyên gia phân tích của Morgan Stanley cho biết trong một bức thư đính kèm hồ sơ. “Tôi có một ý tưởng. Một ý tưởng được sinh ra từ sự thất vọng cá nhân. Một ý tưởng mà tôi bị ám ảnh đến kì lạ: Tôi muốn nhận được những món ăn ngon được giao từ những nhà hàng tuyệt vời nhất ở London. ”

Chiến đấu để tồn tại

Deliveroo đã suýt rơi vào tình trạng thất bại đầu năm 2020 nhưng may mắn vượt qua được khi hoạt động kinh doanh dần khởi sắc kể từ cuối năm nhờ sự gia tăng nhu cầu khi đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành buộc các chính phủ phải thắt chặt giãn cách xã hội. 

Ngày nay, Deliveroo tuyên bố có hơn 115.000 đơn vị thực phẩm và 100.000 nhà hàng cùng hàng triệu người tiêu dùng trên 12 quốc gia. Hồ sơ cho thấy có khoảng sáu triệu đơn đặt hàng được thực hiện trên Deliveroo mỗi tháng.

Nhưng Deliveroo “vẫn đang mới bắt đầu,” ông Shu nhận xét. 

“Tham vọng của chúng tôi đã lớn hơn rất nhiều khi bắt đầu thực sự hiểu và nắm bắt cơ hội trước mắt trong lĩnh vực thực phẩm trực tuyến,” ông nói.

Hồ sơ của Deliveroo bao gồm chi tiết về cấu trúc cổ phiếu hạng kép của công ty, theo đó CEO Will Shu sẽ nhận được 20 phiếu bầu cho mỗi cổ phiếu, trong khi tất cả các cổ đông khác sẽ chỉ được hưởng một phiếu bầu trên mỗi cổ phiếu. Cơ cấu này, sẽ cung cấp cho ông Shu quyền biểu quyết nâng cao và kiểm soát nhiều hơn đối với định hướng của công ty, sẽ được áp dụng trong ba năm.

Deliveroo đang có kế hoạch dành số cổ phiếu trị giá 50 triệu bảng cho khách hàng trên khắp Vương quốc Anh.

Deliveroo cũng cho biết họ sẽ sử dụng số tiền thu được từ IPO để nâng cao ứng dụng của mình, mở rộng phiên bản nhà bếp "chỉ-nhận-giao-hàng” và đẩy sâu hơn vào dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu, hiện đang được cung cấp bởi các siêu thị như Waitrose, Co-op, Londis, Aldi và Carrefour.

Deliveroo có kế hoạch trao 16 triệu bảng cho các shipper của mình thông qua “Quỹ cảm ơn” mới, với một số shipper lâu năm sẽ được nhận khoản tiền 10.000 bảng. Những nhân viên khác sẽ nhận được khoảng £1.000, £500, £200 hoặc £100, tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng mà họ đã hoàn thành. 

“Ván cược” của Amazon vào Deliveroo

Amazon đã hỗ trợ Deliveroo vào tháng 5/2019, dẫn đầu vòng tài trợ 575 triệu USD để đổi lấy 16% cổ phần doanh nghiệp.

Vào tháng 7/2019, cơ quan quản lý chống độc quyền của Vương quốc Anh - Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) đã bày tỏ quan ngại về việc Amazon “rót tiền” cho Deliveroo và đã đóng băng khoản đầu tư trong gần một năm trong khi điều tra. Tuy nhiên, thương vụ này đã được CMA thông qua vào tháng 8 sau khi Deliveroo cho biết họ có thể phải ngừng kinh doanh nếu không có vốn.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…