Timothy Springer: Vị giáo sư Havard trở thành tỷ phú “nhờ” đại dịch Covid-19

Cách đây một thập kỷ, giáo sư sinh học tại ĐH Havard Timothy Springer thấy được tiềm năng của một công ty sinh học non trẻ với tên gọi Moderna tại Massachusetts và đã quyết định tham gia đầu tư. Ngày nay, ông đã trở thành tỷ phú.
Timothy Springer: Vị giáo sư Havard trở thành tỷ phú “nhờ” đại dịch Covid-19

Cổ phiếu của Moderna, công ty hiện đang nghiên cứu và phát triển vắc xin chống Covid-19 tiềm năng, đã tăng hơn 12% chỉ riêng trong tuần này - vượt lên hẳn so với mức sụt giảm tổng thể của thị trường chứng khoán. Sự gia tăng bất ngờ đó đã khiến giáo sư Springer trở thành một tỷ phú với ước tính giá trị tài sản ròng lên tới 1 tỷ USD dựa trên 3,5% cổ phần trong Moderna và cổ phần tại 3 đơn vị công nghệ sinh học khác. 

“Triết lý của tôi là hãy đầu tư vào những gì bạn biết. Bản thân tôi luôn là một nhà khoa học. Tôi thích khám phá mọi thứ. Nhiều nhà khoa học bắt đầu mở công ty nhưng rất ít người thành công. Tôi là một nhà đầu tư tích cực và cũng là một nhà khoa học khá cứng nhắc, tôi nghĩ rằng đó là lý do vì sao tôi có được những ‘vụ đánh cược’ thành công", Giáo sư Springer, 72 tuổi chia sẻ với Forbes.

Vào thứ Ba (26/5), Moderna công bố rằng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã kiếm tra nhanh "ứng cử viên" vắc-xin Covid-19 của họ, thúc đẩy nỗ lực của công ty để phát triển vắc xin đầu tiên cho căn bệnh này. Moderna cũng là công ty đầu tiên bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin trên cơ thể con người vào 16/3 tại Seattle. Cổ phiếu Moderna đã tăng gấp 3 lần kể từ khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3. 

Ngoài vị thế của một tỷ phú đầu tư, ông Timothy Springer còn là giáo sư hoá học sinh học và dược học phân tử tại Đại học Y Havard, nơi ông bắt đầu công việc giảng dạy vào năm 1977 và hiện đang giữ vị trí cố vấn cho sinh viên bằng tiến sĩ tại phòng thí nghiệm.

Trong nghiên cứu của mình với tư cách là nhà miễn dịch học tại Havard, giáo sư Spinger đã phát hiện ra các phân tử liên quan đến chức năng tế bào lumpho, dẫn đến sự phát triển của một số loại thuốc dựa trên kháng thể được FDA chấp thuận.

Bước đột phá đầu tiên trong sự nghiệp kinh doanh, đầu tư của ông là khi giáo sư thành lập công ty công nghệ sinh học LeukoSite và sau đó bán lại cho Công ty Dược phẩm Thiên niên kỷ năm 1999 với thoả thuận trị giá 635 triệu USD. Trong số đó, giáo sư Springer đã nhận được 100 triệu USD cổ phiếu của công ty. 

Giáo sư Springer là một trong số các nhà đầu tư sáng lập của Moderna vào năm 2010, khi ông đưa khoảng 5 triệu USD vào công ty. Bây giờ, sau 1 thập kỷ, khoản đầu tư ban đầu đó đã có giá trị lên tới 870 triệu USD. 

Rất lâu kể từ trước khi Covid-19 bùng phát, giáo sưu Springer đã có nhiều suy nghĩ về việc làm thế nào để công nghệ mRNA đột phá của công ty có thể giúp phát triển vắc xin. “Chúng tối đã có ý tưởng từ rất sớm về việc công nghệ này có thể được sử dụng trong việc phát triển vắc xin, để sẵn sàng đối phó khi một đại dịch xảy ra. Đó là lý do vì sao chúng tôi đầu tư vào các thử nghiệm trên cơ thể con người với các mẫu virus cúm khác nhau, kể cả những loại thường không được thấy trong dịch bệnh nhưng có thể xuất hiện và gây ra một đại dịch mới. Chúng tôi đã nhận thức được những nguy cơ dịch bệnh như vậy từ trước đây.” 

Không bị “tác động” bởi khối tài sản khổng lồ mới của mình, giáo sư Springer vẫn đạp xe đi làm mỗi ngày. Điều xa xỉ duy nhất của ông, giáo sư nói, đó là ngôi nhà riêng tại Massachusetts. “Tôi thích làm vườn và thu thập những viên đá… Tôi không cần số tiền lớn như vậy. Tôi có một lối sống khá đơn giản.” 

Giáo sư Springer đã sử dụng khối tài sản của mình để hỗ trợ cho cộng đồng khoa học: Năm 2017, ông đã quyên góp 10 triệu USD để thành lập Viện đổi mới Protein, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập chuyên nghiên cứu khoa học protein và giúp các doanh nhân công nghệ sinh học hiện thực hoá ý tưởng của họ. 

“Tôi thích việc đầu tư, tôi cũng thích việc hoạt động từ thiện. Động lực thúc đẩy tôi thực hiện Viện đổi mới Protein chính là để giúp phát triển những kháng thể mới đáng tin cậy mà các nhà khoa học trên thế giới có thể sử dụng để khám phá sinh học, và còn mang đến những công nghệ cho phép nhiều khám phá mới được thực hiện.”

Giáo sư Springer bày tỏ sự lạc quan về tương lai rộng mở của lĩnh vực công nghệ sinh học, ngay cả khi đại dịch biến mất. “Trước đây, nhiều khi chúng tôi đã bị mắng nhiếc rằng phí thuốc quá cao … nhưng bây giờ, mọi người đều biết rằng công nghệ sinh học có thể mang đến lợi ích vô cùng lớn. Công nghệ sinh học chứa đựng những tiềm năng tuyệt vời cho các loại thuốc mới và niềm tin vào công nghệ sinh học đã chứng minh.” 

Nguồn: Forbes

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…