Công ty Huawei tìm cách vươn lên bất chấp những hạn chế từ Hoa Kỳ

Công ty Huawei đang trên đường trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đây là mục tiêu mà hãng đặt ra trong khoảng thời gian 5 năm.

Tham vọng của Công ty Huawei đã bị Hoa Kỳ chặn đứng

Nhưng ngay trước khi Công ty Huawei có thể vượt qua SamsungApple để leo lên vị trí đầu bảng, Hoa Kỳ đã can thiệp và đưa Công ty Huawei vào “Danh sách thực thể”. Điều này ngăn công ty truy cập vào chuỗi cung ứng tại Hoa Kỳ, bao gồm cả Dịch vụ Di động của Google (GMS).

Như vậy là vừa tròn 01 năm, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi các quy tắc xuất khẩu của đất nước này nhằm ngăn các xưởng đúc trên thế giới, đặc biệt là các xưởng đúc đến từ Trung Quốc sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ vận chuyển những con chip tiên tiến cho Công ty Huawei . Do đó, hai dòng flagship mới nhất của Huawei (là dòng P50 tập trung vào chụp ảnh năm ngoái và dòng Mate 50 mới ra mắt gần đây) chỉ sử dụng được công nghệ kết nối 4G của chipset Qualcomm.

Trước đó, Công ty Huawei từng hy vọng, khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, chính quyền mới sẽ hủy bỏ các hạn chế đối với Huawei vốn được ban hành dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, mọi thứ dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”. Kênh Bloomberg đã đưa tin, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành một quy tắc cho phép chia sẻ một số công nghệ cấp thấp, trong khi các tiêu chuẩn quy định mới vẫn đang được cân nhắc với các tổ chức bao gồm các công ty bị trừng phạt như Huawei.

Công ty Huawei bị đưa vào Danh sách thực thể từ năm 2019 đến nay

Sau khi Công ty Huawei bị đưa vào Danh sách thực thể vào năm 2019, các công ty công nghệ Hoa Kỳ đã hạn chế tham gia vào các hoạt động liên quan đến vấn đề cung cấp công nghệ. Tại Mỹ, giới chính trị gia quan tâm đến việc Trung Quốc tăng cường tham gia vào các tổ chức xác định cách thức công nghệ được áp dụng và sử dụng trên toàn thế giới. Điều này mang lại cho Trung Quốc, vốn bị coi là một mối đe dọa an ninh quốc gia, một lợi thế so với các công ty Mỹ.

Alan Estevez, Thứ trưởng Bộ Thương mại về Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ cho biết, các đối tác của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần phải tham gia đầy đủ vào các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là những nơi mà các tiêu chuẩn quan trọng gắn liến với về an ninh quốc gia cũng như thương mại. Mặc dù là thành viên của các tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu, các doanh nghiệp Mỹ cũng gặp không ít phiền toái. Chính vì vậy, Bộ Thương mại nước này đang nới lỏng các hạn chế về việc chia sẻ công nghệ với các công ty nằm trong danh sách đen như Công ty Huawei.

Hoa Kỳ không muốn đánh mất vai trò lãnh đạo của mình trong lĩnh vực công nghệ và cách để đảm bảo rằng điều này không xảy ra là cho phép các công ty bị hạn chế có quyền truy cập vào công nghệ cần thiết của nước này. Bộ Thương mại vẫn chưa công bố danh sách các công nghệ mà họ sẽ cho phép các công ty như Công ty Huawei chia sẻ.

Ông Estevez cũng nói thêm rằng, quy tắc mới sẽ cho phép "sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong các cơ quan quan trọng này." Đối với các công ty như Công ty Huawei, đây chỉ là một sự nới lỏng nhỏ đối với những hạn chế mà họ nhận được. Điều này có gì tích cực đối với nhà sản xuất Trung Quốc? Đó là công ty đã học được cách tự giải quyết các hạn chế của Hoa Kỳ. Không có khả năng sử dụng phiên bản phần mềm GMS của Android, Huawei đã phát triển hệ điều hành HarmonyOS của riêng mình, hiện đã ở thế hệ thứ ba.

Công ty cũng buộc phải phát triển Dịch vụ di động Huawei (HMS), hiện được hơn 700 triệu người dùng sử dụng. Động thái được Bộ Thương mại công bố sẽ không cải thiện ngay lập tức cơ hội lội ngược dòng trên bảng xếp hạng của Huawei. Nhưng những gì hãng này có thể làm là khiến các nhà chính trị có nhiều khả năng đưa ra một giải pháp xoa dịu tất cả các bên quan tâm.

Có thể bạn quan tâm