Cuộc chiến xâm thực tại Afghanistan, quân Mỹ rút đến đâu, Taliban "phủ sóng" đến đó

Kế hoạch rút quân của Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang làm thay đổi tình hình quân sự ở Afghanistan, lực lượng Taliban đang đẩy mạnh tiến công và bao vây, cô lập Kabul.

Ngày 13/5, Các đơn vị quân đội Mỹ và NATO tuyên bố đã rút quân và bàn giao Trại Morehead ở Kabul cho quân đội Afghanistan.

Theo Hibatullah Alizai, tư lệnh trưởng Quân đoàn Shaheen 209 Quân đội Quốc gia Afghanistan, quân đội Mỹ và NATO trong một buổi lễ long trọng đã bàn giao quyền kiểm soát Trại Morehead.

 
Quân đội Mỹ rút quân khỏi Trại Morehead
Quân đội Mỹ rút quân khỏi Trại Morehead

Căn cứ Camp Morehead, còn được gọi là căn cứ Rishkhor là căn cứ thứ ba mà Mỹ và NATO tuyên bố sơ tán và bàn giao cho các lực lượng vũ trang Afghanistan, sau căn cứ Antonik và Mike Spann .

Căn cứ này nằm ở vùng Chahar Asyab, phía nam Kabul. Đây là địa điểm cố vấn quân sự và huấn luyện cho các lực lượng Afghanistan. Nhưng một số hãng truyền thông mô tả căn cứ này là một nhà tù bí mật của Mỹ ở Kabul, nơi giam giữ các tay súng Taliban, sau này còn có cả các phần tử IS.

Trước khi Mỹ và NATO tiến vào Afghanistan, Camp Morehead là nơi đóng quân của Lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô, lực lượng Hezb-e-Islami (dưới quyền Gulbuddin Hekmatyar) và Taliban. Căn cứ này là một trại huấn luyện của al-Qaeda trong thời kỳ Taliban và được biết đến với tên gọi “Đại học khủng bố” của Bin Laden.

Ngày 17/5, Quân đội Tây Ban Nha chính thức rút quân khỏi căn cứ ở Afghanistan sau 19 năm.

Quân đội Tây Ban Nha hạ cờ ở Afghanistan
Quân đội Tây Ban Nha hạ cờ ở Afghanistan

Theo thông báo, Quốc vương Felipe VI, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha sẽ có mặt trong lễ đón và chào mừng lực lượng quân đội Tây Ban Nha về nước, đồng thời tổ chức lễ tưởng niệm những binh sĩ Tây Ban Nha thiệt mạng tại cuộc chiến ở Afghanistan.

Để tham gia và phối hợp với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tây Ban Nha đưa quân tham chiến ở Afghanistan từ năm 2002 bằng 350 quân, sau đó  tăng lên hơn một nghìn binh sĩ. 

Theo các quan chức Tây Ban Nha, 27.100 quân nhân của quân đội Tây Ban Nha đã tham gia cuộc chiến ở Afghanistan. Quân đội Tây Ban Nha đóng tại các căn cứ của NATO ở các tỉnh Herat, Badghis và Kabul, quân số giảm xuống còn 26 người vào năm 2021, những binh sĩ cuối cùng đã rời khỏi Afghanistan.

Tính đến ngày 16/5, theo Bộ Quốc phòng Afghanistan: quân đội chính phủ Afghanistan giao chiến với lực lượng  Taliban tại vùng Muqr, Taliban đánh chiếm đồn Sardar Safa của Quân đội Afghanistan ở phía nam Dowlat Shah.

Ngày 16/5, một vụ đánh bom tự chế vệ đường IED, có thể của các phần tử khủng bố IS phía nam Jalalabad trong vùng Bara Kala khiến 3 thường dân thiệt mạng

Taliban vi phạm lệnh ngừng bắn, tiến công ở 21 tỉnh khiến 21 dân thường thiệt mạng và 33 người khác bị thương trong ba ngày lễ Eid (13-15 / 5).

Cũng theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng quốc gia này, trong ngày 16/5, 65 tay súng Taliban bị giết và 36 tay súng khác bị thương trong các cuộc giao chiến tại các tỉnh Baghlan, Kandahar, Balkh và Helmand trong ngày.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…