Đã mở lại đường bay quốc tế thường lệ tới 7 quốc gia, vùng lãnh thổ

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện tại đã có 7/9 quốc gia và vùng lãnh thổ cơ bản thống nhất đề nghị của Việt Nam về kế hoạch nối lại đường bay quốc tế thường lệ chở khách.
Đã mở lại đường bay quốc tế thường lệ tới 7 quốc gia, vùng lãnh thổ

Bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Đáng chú ý, dù cơ bản thống nhất với đề nghị của Việt Nam về việc khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, nhà chức trách hàng không Hàn Quốc cho biết do quy định phòng chống dịch, nước này vẫn đang hạn chế chuyến bay chở khách đến.

Vì vậy, tần suất chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam chiều Việt Nam-Hàn Quốc bị hạn chế, chỉ được cấp 2 chuyến/tuần trong khi hãng hàng không Hàn Quốc được phép khai thác 21 chuyến/tuần.

Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang phối hợp với các hãng hàng không trao đổi với phía Hàn Quốc để thống nhất phương án phù hợp đối với các hãng hàng không hai bên.

Đại diện Vietnam Airlines cho hay hãng đang nỗ lực khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ.

Hiện tại hãng đã mở lại đường bay thương mại thường lệ chở khách vào Việt Nam từ 7 thị trường là Mỹ (4 chuyến/tuần), Nhật Bản (3 chuyến/tuần), Hàn Quốc (2 chuyến/tuần), Đài Loan (Trung Quốc - 1 chuyến/tuần), Singapore (2 chuyến/tuần), Thái Lan (2 chuyến/tuần), Campuchia (4 chuyến/tuần).

Cũng theo đại diện Vietnam Airlines, các đường bay này đã được mở bán rộng rãi và phục vụ tất cả hành khách đáp ứng các yêu cầu về quy định nhập cảnh, y tế của Chính phủ Việt Nam.

Các chuyến bay thường lệ tính tới thời điểm hiện tại đều được khai thác an toàn và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ hành khách, đặc biệt là người dân có nhu cầu hồi hương sau một thời gian dài chưa được trở lại Việt Nam do tình hình dịch bệnh phức tạp.

Báo cáo Chính phủ về việc khôi phục đường bay quốc tế, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ Giao thông Vận tải nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các hãng hàng không trong nước và nước ngoài kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế xem xét dỡ bỏ quy định về việc xét nghiệm nhanh COVID-19 trước và sau khi lên tàu bay.

Theo các hãng hàng không, một số sân bay nước ngoài không bố trí cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh trước chuyến bay và chi phí phát sinh cho hành khách từ việc xét nghiệm nhanh ở một số sân bay rất cao. Tại Nhật Bản, chi phí này lên tới 270 USD/lần xét nghiệm.

Ngoài ra, việc chưa có hướng dẫn cụ thể về xét nghiệm nhanh COVID-19 như quy định về thời gian thực hiện xét nghiệm trước khi lên tàu bay, thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm, hình thức thanh toán chi phí... dẫn đến khó khăn cho các hãng hàng không khi triển khai cũng như thực hiện thu phí xét nghiệm do đây không phải là chức năng của các hãng hàng không.

Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm nhanh đối với hành khách sau khi hạ cánh tại các cảng hàng không khi tần suất các chuyến bay quốc tế thường lệ tăng cao có thể dẫn đến ùn ứ tại các cảng hàng không và làm nguy cơ lây lan dịch bệnh tăng cao.

Từ đây, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Chính phủ xem xét cho phép áp dụng thống nhất quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trước chuyến bay theo thông lệ quốc tế như các quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác đang áp dụng trong thời gian qua (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay).

Trong trường hợp vẫn cần duy trì quy định xét nghiệm nhanh, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chỉ xét nghiệm nhanh 1 lần đối với hành khách và phi hành đoàn sau khi hạ cánh và giao Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về cách thức, thời gian, cơ quan thực hiện, cơ chế công nhận kết quả xét nghiệm nhanh cũng như thủ tục thanh toán chi phí đối với hành khách nhập cảnh trên các chuyến bay quốc tế.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Chính phủ giao Bộ Công an ban hành và phổ biến ngay Hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài, trong đó xem xét trường hợp người mang quốc tịch nước ngoài là thân nhân của người Việt Nam nhập cảnh dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao nghiên cứu xây dựng website bằng tiếng Anh và tiếng Việt để người nước ngoài, các hãng hàng không nước ngoài, tổ chức nước ngoài có thể tra cứu, tìm hiểu thông tin về các quy định y tế, thủ tục cấp thị thực xuất nhập cảnh của Việt Nam do đây là những vấn đề nổi cộm mà các đối tượng này quan tâm nhất trong thời gian qua.

Đại diện nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air cũng đã lên kế hoạch khai thác lại các đường bay đồng thời đảm bảo các yêu cầu về phòng dịch. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…