Đại dịch Covid-19 đã đẩy 5 triệu người dân ở Đông Nam Á vào cảnh nghèo cùng cực

Đại dịch Covid-19 đã đẩy thêm 4,7 triệu người ở Đông Nam Á vào cảnh nghèo cùng cực và xóa bỏ 9,3 triệu việc làm trong khu vực, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết trong một báo cáo.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy 5 triệu người dân ở Đông Nam Á vào cảnh nghèo cùng cực

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết Đông Nam Á đang phải vật lộn với mức nghèo đói cao khi các đợt Covid-19 tái diễn đã liên tục giáng những đòn mạnh vào thị trường lao động của khu vực. 

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa chia sẻ: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp diện rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á.”

Mặc dù ADB dự kiến ​​tăng trưởng 5,1% vào năm 2022 khi tỷ lệ tiêm chủng cao hơn thúc đẩy các nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng Ngân hàng cũng cảnh báo rằng biến thể mới có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng tới 0,8%.

Các quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 được báo cáo cao nhất trong khu vực kể từ khi đại dịch bắt đầu là Việt Nam (6,55 triệu), Indonesia (5,91 triệu) và Malaysia (3,87 triệu) - tất cả đều vẫn đang tiếp tục tăng cao - Our World In Data cho thấy.

Dấu hiệu phục hồi du lịch

Bất chấp những biến động mà đại dịch đã tạo ra, ADB vẫn lạc quan rằng các nền kinh tế Đông Nam Á đang bắt đầu phục hồi.

Phó Chủ tịch ADB Ahmed Saeed cho biết các quốc gia Đông Nam Á hầu như đã “tự lo cho ngôi nhà của mình” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, và điều đó đã đặt họ vào vị thế tốt hơn để “vượt qua cơn bão” của đại dịch.

Khu vực này, nơi phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch để tăng trưởng, kỳ vọng ngành sẽ dần khởi sắc trở lại khi các biên giới du lịch bắt đầu mở ra, mang lại nhiều cơ hội hơn cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

"Du lịch có xu hướng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ trong chu kỳ hơn chúng tôi mong đợi", Phó chủ tịch ADB Ahmed Saeed nói trên chương trình CNBC "Squawk Box Asia”.

Nhưng Đông Nam Á vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Báo cáo cho biết, mặc dù tổng lượng khách du lịch quốc tế tăng 58% trong tháng 7 đến tháng 9/2021 so với cùng kỳ năm 2020, nhưng vẫn thấp hơn 64% so với mức của năm 2019.

“Hiện tại, hàng hóa và dịch vụ liên quan đến du lịch bao gồm vận tải, khách sạn, giải trí và các dịch vụ cá nhân khác có thể sẽ vẫn còn yếu trong khi du lịch vẫn bị hạn chế và nhiều quốc gia còn thực hiện giãn cách cách xa xã hội”, ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống y tế

Để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của khu vực, ADB kêu gọi các chính phủ Đông Nam Á đầu tư nhiều hơn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Ngân hàng cho biết, trong khi virus có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho các nền kinh tế bằng cách gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng và thị trường lao động, việc thiếu đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cũng đang làm trầm trọng thêm tình hình. 

Phân bổ nhiều nguồn lực hơn sẽ “giúp các hệ thống y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch trong tương lai,” ngân hàng cho biết.

ADB cho biết tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5% nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội, so với 3% vào năm 2021.

“Các quốc gia có năng lực chăm sóc sức khỏe nội bộ cao hơn với mức độ giàu có hơn ... đã vượt qua quá trình này tốt hơn so với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, những nơi thiếu hệ thống chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm