Đài Loan trình diễn tên lửa hành trình cảnh báo Trung Quốc ở căn cứ Bành Hồ

Trong chuyến thăm tới Căn cứ Không quân Makung của quân đội Đài Loan trên quần đảo Bành Hồ ngày 22/9/2020, Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen đã thị sát trình diễn tên lửa hành trình không đối đất đầu đạn nổ thông thường Wan Chien.

Các vũ khí này được trang bị chủ yếu máy bay chiến đấu bản địa F-CK-1C / D (IDF) của lực lượng không quân Đài Loan, triển khai luân phiên tới căn cứ không quân Makung (Makung AFB).

Nhân dịp này, bà Thái Anh Văn ca ngợi các phi công của Lực lượng Không quân Đài Loan (ROCAF) đóng tại Bành Hồ, đã có "màn trình diễn anh hùng" khi đánh chặn các máy bay của PLA trên eo biển - một hoạt động trở nên thường xuyên hơn trong những tuần gần đây.

Chuyến viếng thăm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến căn cứ Makung AFB

Ý nghĩa quan trọng của tên lửa Wan Chien sản xuất nội địa trong biên chế vũ khí của ROCAF là khả năng phóng từ những các máy bay F-CK-1C / D, hoạt động trên eo biển Đài Loan và có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu F-CK-1C / D và tên lửa hành trình Wan Chien

Các máy bay phản lực trên quần đảo Bành Hồ - một nhóm 64 hòn đảo nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc, cho phép không quân Đài Loan có vị trí chiến thuật gần đại lục và cũng là một vị trí thuận lợi để chống lại bất kỳ cuộc tiến công tiềm tàng nào từ eo biển.

Căn cứ không quân Makung ở Bành Hồ

Điểm đặc biệt căn cứ không quân tại Makung sẽ không tồn tại lâu dài khi bị PLA tấn công tổng lực, do các tên lửa đạn đạo và hành trình của Trung Quốc sẽ nhanh chóng xóa bỏ mục tiêu quân sự quan trọng này.

Một sĩ quan ROCAF tại Makung AFB, trả lời hãng Reuters cho biết, các máy bay phản lực IDF có mệnh lệnh phải nhanh chóng đánh chặn máy bay PLA trong vòng 5 phút. Một quan chức khác xác nhận rằng các máy bay chiến đấu tại Penghu hiện đang xuất kích "hầu như mỗi ngày" ngăn chặn các hoạt động của máy bay PLA.

Makung AFB là nơi triển khai các phân đội máy bay nội địa Đài Loan F-CK-1C / D thuộc Không đoàn  số 1 (TFW) hoặc TFW số 3, có căn cứ chính trên đảo Đài Loan và tham gia trực chiến ở Penghu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

Đưa các tên lửa hành trình cận âm Vạn Chiến đến Bành Hồ, mục đích chiến lược của Đài Loan nhằm tạo một sự răn đe đối với Bắc Kinh và trong một cuộc tấn công của PLA, các máy bay Đài Loan sẽ tấn công các mục tiêu trên đại lục như sân bay, hải cảng, trận địa tên lửa và trạm radar. 

Tầm bắn đến 240 km của tên lửa cho phép máy bay chiến đấu Đài Loan có thể phóng ngoài tầm bắn của nhiều hệ thống phòng không mặt đất của PLA.

F-CK-1C / D mang tên lửa hành trình Wan Chien

Tên lửa hành trình cận âm Wan Chien được phát triển vào năm 2000, do Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan Quốc gia Đài Loan (NCSIST) dẫn đầu. 

Đài Loan phát triển các loại vũ khí dẫn đường nội địa sau khi Mỹ - nhà cung cấp vũ khí chính của Đài Loan từ chối bán cho Đài Bắc những hệ thống tên lửa hiện đại. Chương trình được công bố rộng rãi vào tháng 11 năm 2005 và tên lửa được đưa vào sử dụng vào năm 2011. Sản xuất dây chuyền dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2015, nhưng cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố giảm số lượng tên lửa sản xuất. Tháng 6/2017, một nguồn tin Đài Loan cho biết, chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) có kế hoạch khôi phục kế hoạch sản xuất Wan Chien với số lượng hơn 100 tên lửa.

Wan Chien có chiều dài 3,5 m, đường kính 0,63 m, trọng lượng phóng xấp xỉ 650 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 240 km, sải cánh mở rộng sau khi phóng là 1,5 m. Tên lửa trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh bằng INS / GPS và thiết bị dẫn đường chủ động bằng radar – hồng ngoại giai đoạn cuối. Đầu đạn có khối lượng 350 kg với lượng nổ mạnh, có thể lắp đặt các đầu đạn xuyên bê tông, xuyên giáp hoặc các đầu đạn thứ cấp. 

Tên lửa lần đầu tiên được giới thiệu cho công chúng ngày 16/1/2014 trong một buổi lễ tại Căn cứ Không quân Đài Nam, miền Nam Đài Loan.

Có thể bạn quan tâm

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".