Đắk Lắk đề xuất Thủ tướng quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành sân bay quốc tế

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, sân bay Buôn Ma Thuột có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý về nguyên tắc đưa Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vào thực hiện xã hội hóa và đưa vào quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành sân bay Quốc tế trong thời gian sớm nhất.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các Hãng hàng không đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, đẩy mạnh giao thương, đầu tư, du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự báo trong thời gian tới, sân bay Buôn Ma Thuột sẽ tăng trưởng nhanh về số lượng hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều hạng mục bị xuống cấp; trong đó, mặt đường cất hạ cánh xuất hiện nhiều vết nứt.

sân bay Buôn Ma Thuột
UBND tỉnh Đắk Lắk đưa vào quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành sân bay Quốc tế

Sân bay Buôn Ma Thuột hiện có một nhà ga hành khách, công suất phục vụ 2 triệu hành khách/năm. Năm 2019, Cảng đón hơn 1 triệu hành khách. Dự kiến năm 2022 sẽ đạt trên 1,4 triệu hành khách. Hiện nay sân bay Buôn Ma Thuột chưa có nhà ga hàng hóa trong khi năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 6.634 tấn.

Kết quả nghiên cứu, dự kiến đến năm 2030 sân bay Buôn Ma Thuột đón khoảng 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 là 7 triệu hành khách/năm. Do đó, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng sân bay Buôn Ma Thuột để đáp ứng nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.

Tại Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045  đã giao các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; trong đó, có việc “Xây dựng Buôn Ma Thuột thành trung tâm dịch vụ hàng đầu của Tây Nguyên, đủ điều kiện để phát triển mạnh thương mại, logistics, thu hút khách du lịch cao cấp và tổ chức các sự kiện cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất là các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến cà phê; xây dựng hình ảnh “thành phố cà phê của thế giới"... và “phát triển sân bay Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế”.

Ngày 6/10 2022, Bộ Chính trị cũng ban hành Nghị quyết 23/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, một trong các nhiệm, vụ giải pháp Nghị quyết đề ra là đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột.

Do đó, để hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Lắk phát triển, để TP Buôn Ma Thuột thực sự trở thành đô thị trung tâm Vùng theo định hướng Bộ Chính trị đã đề ra, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý về nguyên tắc đưa sân bay Buôn Ma Thuột vào thực hiện xã hội hóa và đưa vào quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế trong thời gian sớm nhất.

Trên cơ sở thống nhất của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tỉnh Đắk Lắk sẽ khẩn trương triển khai xây dựng Đề án, gửi Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình Tổ Công tác nghiên cứu xã hội hóa khai thác sân bay của Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...