Đang “chấp chới”, Huawei liệu có thể gượng dậy khi bị Microsoft "chia tay"?

Sau khi hàng loạt tập đoàn lớn tạm dừng cung cấp linh kiện, công nghệ và dịch vụ cho Huawei thì mới đây, Microsoft tiếp tục nói lời “giã từ” với công ty công nghệ đến từ Trung Quốc này.
Đang “chấp chới”, Huawei liệu có thể gượng dậy khi bị Microsoft "chia tay"?

Theo đó, Microsoft đã loại Huawei khỏi danh sách đơn vị cung cấp máy chủ và thiết bị cho dịch vụ đám mây Azure Stack, một tuần sau khi chính phủ Mỹ cấm hợp tác với công ty Trung Quốc mà không có giấy phép đặc biệt.

Microsoft vẫn bỏ ngỏ khả năng thu hồi giấy phép sử dụng hệ điều hành Windows. Mặc dù logo của công ty công nghệ đến từ Trung quốc vẫn xuất hiện ở trang chủ Azure Stack nhưng khi truy cập vào các sản phẩm cụ thể, cái tên Huawei không còn nữa.

"Được biết, Huawei là một trong những nhà cung cấp phần cứng tạo ra máy chủ và thiết bị cho Azure Stack. Đây là dịch vụ hybrid cloud platform cho phép doanh nghiệp có thể cài đặt, triển khai các dịch vụ Azure ngay ở trung tâm dữ liệu.

Người phát ngôn Microsoft, Frank Shaw từ chối bình luận về động thái này.

Trước đó, hàng loạt tập đoàn lớn trên nhiều lĩnh vực tuyên bố tuân thủ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tạm dừng cung cấp linh kiện, công nghệ và dịch vụ cho Huawei. Trong đó có 3 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới là Intel, Qualcomm, Broadcom. Danh sách này có gã khổng lồ tìm kiếm Google, công ty thiết kế cấu trúc vi xử lý di động ARM và một số đối tác khác từ châu Âu, châu Á.

Trước khi loại Huawei khỏi danh sách nhà cung cấp linh kiện Azure Stack, Microsoft đã ngừng bán MateBook X Pro và những sản phẩm khác của công ty Trung Quốc trên website.

>> ARM chấm dứt hợp tác: Cú “knock out” dành cho Huawei?

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...