Dấu mốc mới trong tiến trình Brexit

Trong cuộc gặp ngày 8/11, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu thảo luận tại Brussels (Bỉ) nhằm định hình cho “giai đoạn hai” của tiến trình đàm phán Brexit.
Dấu mốc mới trong tiến trình Brexit

Các nhà lãnh đạo EU lâu nay vẫn khẳng định cần phải đạt đủ tiến bộ về 3 vấn đề - bao gồm "hóa đơn ly hôn" mà Anh phải thanh toán, quyền của các công dân EU tại Anh sau Brexit, và vấn đề Bắc Ireland, để nối lại các cuộc đàm phán về quan hệ tương lai. Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán Brexit hầu như không có tiến triển đột phá để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, phía Anh đã có những nhượng bộ nhất định trong vấn đề quyền của công dân EU cũng như tuyên bố sẵn sàng thanh toán hóa đơn ly dị, để thúc đẩy tiến trình đàm phán. Những nhượng bộ từ phía Anh đã thúc đẩy 27 nước còn lại trong EU chấp nhận khởi động công việc chuẩn bị nội bộ cho cuộc thảo luận trong tương lai về một hiệp định thương mại với Anh.

Trong một diễn biến liên quan, Ngân hàng T.Ư Anh (BoE) vào tháng 11 đã lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản sau 10 năm lên 0,5% từ mức 0,25% trước đó. Đây được coi là một bước ngoặt sau khi lãi suất vay vốn ở Anh giảm xuống mức thấp chưa từng thấy. Động thái này của BoE không nằm ngoài dự báo trước đó của giới phân tích, cho thấy sự đảo ngược đợt cắt giảm lãi suất khẩn cấp vào năm ngoái sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, BoE đã theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, bao gồm hạ lãi suất về mức cực thấp và mua vào tài sản như chương trình nới lỏng định lượng (QE) của Mỹ nhằm kích thích lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Trong khi kinh tế Mỹ và Eurozone đều đang tăng trưởng vững vàng, kinh tế Anh trong 12 tháng qua đã tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2013, một phần do những tác động tiêu cực của Brexit. Gần đây, BoE bày tỏ lo ngại rằng nền kinh tế Anh đang rơi vào tình trạng quá nóng, với lạm phát tháng 9 lên mức 3%, cao nhất 5 năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong nhiều thập niên.

Do đó, quyết định tăng lãi suất của BoE là động thái hiếm hoi cho thấy London đang triển khai chính sách đồng hướng với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và cả Ngân hàng T.Ư châu Âu (ECB). Những dấu hiệu và diễn biến này cho thấy, tiến trình Brexit sau hơn một năm giằng co đã lần đầu có những tiến triển tích cực.

kinhtedothi.vn/dau-moc-moi-trong-tien-trinh-brexit http://kinhtedothi.vn/dau-moc-moi-trong-tien-trinh-brexit-302431.html

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...