Đầu tư ngành nước DNP muốn mua hơn 12 triệu cổ phiếu SII của Saigon Water

Mới đây, Đầu tư ngành nước DNP đã đăng ký mua gần 12.3 triệu cổ phiếu SII của Saigon Water với mục đích gia tăng tỷ lệ sở hữu.
cổ phiếu SII
Đầu tư ngành nước DNP đã đăng ký mua gần 12.3 triệu cổ phiếu SII của Saigon Water

Trước giao dịch, Công ty Cổ phần Đầu tư ngành nước DNP (DNP Water - mã chứng khoán: DNP) không sở hữu cổ phiếu nào của Công ty Cổ phần Hạ tầng Nước Sài Gòn (Saigon Water – mã chứng khoán: SII). Nếu giao dịch thành công, ước tính doanh nghiệp sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại SII lên 19%. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, dự kiến từ ngày 21/6 đến ngày 20/7/2023.

Theo tìm hiểu, các lãnh đạo tại SII là ông Lều Mạnh Huy, Phó tổng giám đốc, Ủy viên Hội đồng quản trị; ông Ngô Đức Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Phan Thùy Giang, Ủy viên Hội đồng quản trị, lần lượt nắm các chức vụ quan trọng tại DNP Water, tương ứng là Phó tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc.

Trước đó, vào đầu tháng 6, công ty mẹ của SII là Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán: CII) đã đăng ký bán toàn bộ hơn 32,66 triệu cổ phiếu SII nhằm cân đối tài chính công ty, tương đương 50,62% vốn điều lệ. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, dự kiến từ ngày 6/6 đến ngày 5/7/2023.

Tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 3/2023, việc thoái vốn tại SII đã được CII thông qua, sau khi thoái vốn tại SII, CII sẽ đầu tư lại vào Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy và một số doanh nghiệp dự án khác.

Từ những thông tin trên, không nằm ngoài khả năng số cổ phiếu mà Đầu tư ngành nước DNP muốn mua sẽ đến từ lượng cổ phần mà CII muốn thoái khỏi SII, giá trị thương vụ ước tính gần 677 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh tại thời điểm kết thúc quý 1/2023, SII ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 56,42 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,89% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên các chi phí đều tăng và đặc biệt là khoản lỗ hơn 3 tỷ đồng đến từ công ty liên kết, liên doanh, trong khi cùng kỳ khoản này lãi hơn 20,3 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế âm hơn 13,5 tỷ đồng, gần gấp đôi số lỗ của cùng kỳ năm ngoái là 7,59 tỷ đồng.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp SII làm ăn thua lỗ, trước đó doanh nghiệp này đã lỗ sau thuế hơn 78 tỷ đồng trong năm 2021 và hơn 111 tỷ đồng trong năm 2020. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu SII bị hủy niêm yết bắt buộc vào hồi đầu tháng 5/2023. Đến ngày 18/5, cổ phiếu SII được giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM với giá tham chiếu 14.700 đồng/ cổ phiếu.

cổ phiếu SII
Trong thời gian gần đây, cổ phiếu SII có chuỗi tăng ấn tượng

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Saigon Water đạt 2.225 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm phần lớn (khoảng 91%) với giá trị cuối kỳ lên đến 2.088 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của SII giảm từ 1.376 tỷ đồng đầu năm xuống 1.291 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2022, chủ yếu đến từ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng giảm gần 90 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả của SII cũng giảm nhẹ từ gần 985 tỷ đồng hồi đầu năm, xuống còn hơn 933 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2022.

Trong thời gian gần đây, cổ phiếu SII có chuỗi tăng ấn tượng và đã tăng gần gấp đôi, đóng cửa phiên sáng ngày 20/6, cổ phiếu này đang giao dịch tại mức giá 20.900 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Cổ phiếu SII có nguy cơ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu SII có nguy cơ bị hủy niêm yết

Nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ là số âm, CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (HOSE: SII) khả năng cao sẽ bị hủy niêm yết trên sàn HOSE.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...