Đến thăm ngôi nhà của “Người tình”

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê gắn liền với câu chuyện tình những năm đầu thế kỷ trước giữa một chàng trai người Việt gốc Hoa và cô gái người Pháp được viết lại trong cuốn tiểu thuyết "L'Amant" nổi tiếng.
Đến thăm ngôi nhà của “Người tình”

Đúng ra, đó là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nơi gắn liền với câu chuyện tình nổi tiếng những năm đầu thế kỷ trước giữa một chàng trai người Việt gốc Hoa và cô gái người Pháp. Câu chuyện tình lãng mạn nhưng cũng đầy trắc trở đó đã được cô gái viết nên thành tiểu thuyết “Người tình” và chuyển thể thành bộ phim “L’Amant” nổi tiếng. Nhưng tôi thích gọi đó là ngôi nhà của những “người tình” bởi lẽ mỗi năm ngôi nhà đón hơn 30.000 lượt du khách, trong đó phần lớn là những đôi tình nhân. Tất nhiên, nhiều cặp đôi đã ngủ lại ngôi nhà này để trải nghiệm sự lãng mạn và mãnh liệt của tình yêu giữa Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras gần 90 năm trước.

IMG_6102.jpg

Ngôi nhà Huỳnh Thủy Lê là sự pha trộn của kiến trúc Pháp – Việt – Trung

Ngôi nhà nhỏ có kiến trúc độc đáo nằm quay mặt ra sông Tiền thuộc thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp với những con thuyền nhộn nhịp xuôi ngược, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1895 bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận – một thương gia gốc Hoa giàu có. Ban đầu nhà xây theo kiểu ba gian truyền thống của miền Tây Nam Bộ, đến năm 1917 ngôi nhà được trùng tu xây lại bằng gạch với sự kết hợp của lối kiến trúc giữa Pháp – Việt Nam và Trung Quốc có cách bố trí phong thủy khá độc đáo. Về sau, người con út là ông Huỳnh Thủy Lê kế thừa ngôi nhà và đã làm nên câu chuyện tình lãng mạn không biên giới với cô gái người Pháp – M.Duras.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, hiện tại ngôi nhà vẫn giữ được những nét nguyên vẹn như khi xưa. Vẻ ngoài là lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với những cổng vòm, cột hoa văn và phù điêu nhưng mái nhà lại là hình thuyền của miền Tây sông nước. Nhưng từ cửa đi vào bên trong lại là nhà ba gian của người Việt với những họa tiết điêu khắc cảnh miền quê yên bình. Lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng và phong thủy lại là của Trung Hoa. Gian giữa của nhà thờ Quan Công, hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng phòng ngủ, hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới với sân vườn rộng, nhà để xe hơi (nhưng nay không còn khu vực từ vườn trở về sau).

Đến thăm ngôi nhà của “Người tình” ảnh 2

Với những chạm trổ tinh xảo trong nội thất của ngôi nhà

Đến thăm ngôi nhà của “Người tình” ảnh 3

Những đồ gỗ trong nhà vẫn còn giữ được dù đã hơn 100 năm

Ngôi nhà tuân thủ đúng nguyên tắc “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” với thị tứ Sa Đéc nổi tiếng sầm uất khi xưa, dòng sông Tiền cuộn đỏ phù sa cùng lộ Nguyễn Huệ lớn nhất lúc bấy giờ. Ngoài việc có vị trí hợp phong thủy như vậy, ngôi nhà “Người tình” còn có rất nhiều điều đặc biệt khác như: toàn gộ gạch men với hoa văn lá dùng để lát ngôi nhà được nhập trực tiếp từ Pháp sang. Ở cửa chính có một khung với các thanh gỗ tròn nằm ngang có thể kéo qua lại. Buổi trưa, nhà không đóng cửa chính mà chỉ kéo khung gỗ này lại vừa có thể để ánh sáng và gió lùa vào nhưng người ngoài thấy vậy cũng sẽ không gọi làm phiền.

Thêm một điều nữa, ở gian giữa của ngôi nhà bị trũng xuống như hình lòng chảo cạn, đây không phải là do lún mà hoàn toàn có chủ đích khi xây dựng. Chủ nhân của ngôi nhà quan niệm rằng làm trũng để tiền tài chảy vào sẽ đọng lại và không chảy ra ngoài, ở chính giữa còn có hố nhỏ bằng bát ăn cơm với viên gạch đậy lên mà không trát kín với hàm ý tiền có ra thì cũng không thất thoát ra ngoài.

IMG_6079.jpg

Hố nhỏ ở giữa nhà với hàm ý tiền sẽ chảy vào mà không bị thoát ra ngoài

Nhưng điều đặc biệt nhất và cũng làm nên sự nổi tiếng của ngôi nhà chính bởi vì nơi đây bắt đầu cho một câu chuyện tình giữa gia chủ và nữ văn hào Pháp Marguerite Duras. Như một sự sắp xếp của định mệnh, vào cuối năm 1929 trên chuyến phà Mỹ Thuận, ông Huỳnh Thủy Lê lúc ấy đã 32 tuổi quen với cô gái người Pháp mới chỉ gần 16 tuổi. Hai người đã yêu, sống những ngày tháng ngọt ngào và cháy bỏng ở Sài Gòn. Nhưng mối tình ấy chỉ kéo dài được chừng gần hai năm khi người cha của ông nhất quyết không cho cưới bởi sự khác biết văn hóa, không môn đăng hộ đối… Ông Huỳnh Thủy Lê phải cưới một cô gái khác được cha ông sắp đặt từ trước. Marguerite Duras đau khổ và quyết định lên tàu trở lại Pháp.

IMG_6077.jpg

Ông Huỳnh Thủy Lê và vợ

Từ đó trở về sau, M. Duras vẫn ôm nặng mối tình ấy và viết nên tiểu thuyết “Người tình” – “L’Amant” nổi tiếng xuất bản năm 1984 kể về cuộc tình trắc trở của bà. Cuốn sách đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Nhiều năm sau, ông Huỳnh Thủy Lê có sang Paris nhưng vì sợ làm xáo trộn cuộc sống mà không gặp lại bà Duras mà chỉ gọi điện để nói những lời yêu thương nhau. Mãi cho tới cuối đời, hai người không gặp lại nhau lần nào… Ngôi nhà khi xưa giờ trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Sa Đéc mà nhiều du khách nước ngoài ghé thăm sau khi biết đến câu chuyện Người tình.

Đến thăm ngôi nhà của “Người tình” ảnh 6

Những du khách nước ngoài rất thích lưu trú lại ngôi nhà

Du khách khi tới với nhà cổ Huỳnh Thủy Lê sẽ được các hướng dẫn viên với chất giọng miền Tây đặc trưng giới thiệu tường tận về ngôi nhà, gia thế, sự nghiệp, các vật dụng cũng như nói về cuộc tình đầy trắc trở của hai người. Bạn cũng hoàn toàn có thể nghỉ lại tại chính ngôi nhà này để cảm nhận rõ hơn về mối tình lãng mạn. Phòng được bài trí theo đúng những gì khi xưa và chỉ có 2 phòng duy nhất nên bạn phải đặt trước.

Cách thức di chuyển và các điểm tham quan khác

Tất nhiên, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong nhiều điểm nên ghé thăm trên lộ trình sông nước của mình. Từ Sài Gòn bạn có thể đi xe khách, xe máy, ôtô tự lái qua Cai Lậy, cầu Mỹ Thuận để tới Sa Đéc (chừng hơn 150km). Từ đây, bạn có thể đi thăm làng hoa Sa Đéc nổi tiếng với những vườn hoa đầy sắc màu, thăm vườn quýt Lai Vung nổi tiếng hay ngược lên vùng Vàm Cống, Hồng Ngự để hòa nhịp cùng cuộc sống sông nước của người dân…

Đến thăm ngôi nhà của “Người tình” ảnh 7

Vựa hoa Sa Đéc rất nhộn nhịp vào mỗi cuối năm

Thời gian tham quan thích hợp

Về cơ bản, bạn có thể đi miền Tây nói chung và Sa Đéc hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê quanh năm. Tuy nhiên, nếu kết hợp với nhiều địa điểm khác nữa thì nên đi vào mùa tháng 8 đến hết năm bởi từ tháng 8 – 11 là mùa nước nổi với nhiều thú vị. Gần Tết, làng hoa Sa Đéc vào vụ tạo nên cả thảm màu sặc sỡ có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Đó cũng là mùa của quýt Lai Vùng nổi tiếng, bạn có thể chèo thuyền giữa vườn với những cây quýt trĩu quả.

Đến thăm ngôi nhà của “Người tình” ảnh 8

Gần cuối năm là khoảng thời gian tốt nhất để ngao du miền Tây sông nước

Tất nhiên, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong nhiều điểm nên ghé thăm trên lộ trình sông nước của mình. Từ Sài Gòn bạn có thể đi xe khách, xe máy, ôtô tự lái qua Cai Lậy, cầu Mỹ Thuận để tới Sa Đéc (chừng hơn 150km). Từ đây, bạn có thể đi thăm làng hoa Sa Đéc nổi tiếng với những vườn hoa đầy sắc màu, thăm vườn quýt Lai Vung nổi tiếng hay ngược lên vùng Vàm Cống, Hồng Ngự để hòa nhịp cùng cuộc sống sông nước của người dân…

Thời gian tham quan thích hợp

Về cơ bản, bạn có thể đi miền Tây nói chung và Sa Đéc hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê quanh năm. Tuy nhiên, nếu kết hợp với nhiều địa điểm khác nữa thì nên đi vào mùa tháng 8 đến hết năm bởi từ tháng 8 – 11 là mùa nước nổi với nhiều thú vị. Gần Tết, làng hoa Sa Đéc vào vụ tạo nên cả thảm màu sặc sỡ có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Đó cũng là mùa của quýt Lai Vùng nổi tiếng, bạn có thể chèo thuyền giữa vườn với những cây quýt trĩu quả.

Ẩm thực Sa Đéc

Sa Đéc nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng có khá nhiều đặc sản. Đầu tiên phải kể tới là rất nhiều loại trái cây như sầu riêng, vú sữa, chôm chôm, xoài, nhãn… Thứ hai là hủ tiếu, hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng cả vùng với nhiều loại như hủ tiếu khô, hủ tiếu nước, hủ tiếu xào, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu mực…Các loại hải sản cũng rất tươi ngon và rẻ, lẩu nhiều loại, “bò leo núi”, bánh xèo, cháo cá lóc… Bạn cũng có thể mua nem Lai Vung về làm quà, bánh phồng tôm Sa Giang…

Theo Đẹp

Có thể bạn quan tâm

Flamingo Holdings – Những thành tựu uy tín sau 28 năm theo đuổi kiến trúc xanh

Flamingo Holdings – Những thành tựu uy tín sau 28 năm theo đuổi kiến trúc xanh

Từ khát vọng kiến tạo nên những công trình xanh đẳng cấp quốc tế và phong cách sống bền vững thiên nhiên, Flamingo đã khẳng định dấu ấn của mình qua hàng loạt sản phẩm chất lượng, nhận hơn 300 giải thưởng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, dịch vụ, du lịch và nghệ thuật...

Patek Philippe: Giấc mơ vương giả

Patek Philippe: Giấc mơ vương giả

Nói đến đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ, dù hàng chục cái tên có thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu thì vượt lên tất cả, Patek Philippe dường như là chiếc vương miện ngự trị trên đỉnh cao, là giấc mơ, là khát khao, là mong mỏi của tất cả những người đã đang và sẽ đeo trên tay cỗ máy thời gian…

Top 5 môn thể thao dành cho giới doanh nhân

Top 5 môn thể thao dành cho giới doanh nhân

Đối với các doanh nhân luôn bận rộn và thời gian được ví quý như vàng, các môn thể thao lành mạnh, mang lại những phút thư giãn mà vẫn khẳng định đẳng cấp là những gì họ muốn hướng đến...

Budapest - Giấc mộng châu Âu

Budapest - Giấc mộng châu Âu

“Budapest là cái nhìn hào nhoáng của phương Đông về phương Tây, là ảo mộng của phương Tây về phương Đông, một thành phố được tạo ra từ Paris bởi những viên gạch của Vienna” - M. John Harrison
Lung linh sắc màu chợ Giáng sinh Paris

Lung linh sắc màu chợ Giáng sinh Paris

Chợ Giáng sinh ở Paris không phải là sự kiện lộng lẫy nhất hay lâu đời nhất, nhưng nó có không khí nhất. Bữa tiệc âm thanh, ánh sáng, ẩm thực cứ thế thi nhau diễn ra, hâm nóng cả mùa đông lạnh giá.
Một đêm say giấc trong căn nhà làm bằng chocolate

Một đêm say giấc trong căn nhà làm bằng chocolate

Được tỉnh giấc trong một căn nhà làm bởi chocolate, giấc mơ ngày bé của không ít người, đã trở thành sự thật. Ngôi nhà 18 m2 dưới đây mái nhà, lò sưởi đến đèn chùm được làm bằng 1,5 tấn chocolate.