Điểm chung ở những người giàu, cách giúp họ đổi đời nằm ở đâu?

Người giàu không thành công vì may mắn, mà họ sở hữu tư duy đầy thú vị, là yếu tố tiên quyết giúp họ đổi đời. Vậy điểm chung ở những người giàu là gì?
Điểm chung ở những người giàu, cách giúp họ đổi đời nằm ở đâu?

Khám phá điểm chung ở những người giàu nhất thế giới 

Trey Lockerbie, Giám đốc điều hành kiêm người dẫn chương trình We Study Billionaires (“Chúng tôi học từ các tỷ phú”), đã tiến hành phỏng vấn 25 tỷ phú và hơn 100 triệu phú tự thân. Quá trình này đã giúp ông khám phá được những điểm chung ở những người giàu vô cùng thú vị chỉ có  có nhất thế giới, thứ đã khiến họ trở nên khác biệt với phần còn lại.

Vậy chúng ta học được gì từ điểm chung ở những người giàu và các tỷ phú?

Ông nói rằng người giàu nói không với “tâm lý xổ số” – họ không tin bất cứ con đường tắt nào có thể dẫn đến sự giàu có tức thì nhờ may mắn ngẫu nhiên. “Thần chứng khoán” Buffett chia sẻ, giàu có không đến từ tâm lý ăn may mà nằm ở tầm quan trọng của sự kiên nhẫn. Ngoài ra, điểm chung ở những người giàu là họ rất giỏi sử dụng và quản lý thời gian.

Dưới đây là ba điểm chung ở những người giàu mà Lockerbie đã xác định có ở đa số những người giàu mà ông có cơ hội được tiếp xúc, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng:

Điểm chung ở những người giàu là không hành động vì sợ hãi hay bốc đồng

điểm chung ở những người giàu

Điểm chung ở những người giàu thành công nhất về tài chính không bao giờ sợ hãi, họ tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn. Khi đầu tư, họ cũng dùng tư duy tương tự để tiếp cận thị trường.

Tỷ phú đồng sáng lập Oaktree Capital Management, Howard Marks đã vượt qua những thời kỳ hỗn loạn như cuộc Đại suy thoái và những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Ông chia sẻ, thay vì đưa ra quyết định dựa trên sự hoảng loạn hay sợ hãi, ông tập trung vào phân tích những dữ liệu sẵn có và các cơ hội tiềm năng hơn là rủi ro hoặc nhược điểm.

Sử dụng phương pháp này, ông đã giải quyết được khoản nợ khó khăn nhất của công ty giữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng thời mang về cho các nhà đầu tư của Oaktree khoảng 6 tỷ đô la.

Nếu bạn thấy mình đang đối mặt với sự không chắc chắn, Max khuyên bạn nên gạt bỏ cảm xúc cá nhân và tìm cách thoát khỏi thế khó, sau đó tận dụng mọi cơ hội trong tầm tay để xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình.

Điểm chung ở những người giàu là sự kiên nhẫn và suy nghĩ dài hạn

Một trong những yếu tố thành công lớn nhất của Warren Buffett là tầm nhìn rộng. Ông đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong vài thập kỷ tới, bất kể giá cổ phiếu của họ có thể ở mức nào, tại bất kỳ thời điểm nào.

Nhiều tỷ phú ngưỡng mộ cách tiếp cận đòi hỏi sự kiên nhẫn và táo bạo của Buffett. Tại một hội nghị, Brian Chesky, người đồng sáng lập Airbnb đã kể về bữa trưa đáng nhớ với Jeff Bezos và Buffett.

Trong bữa trưa đó, Bezos nhớ lại cuộc gặp đầu tiên với Buffett, khi Bezos hỏi ông: “Luận điểm đầu tư của anh rất đơn giản. Vậy tạo sao mọi người không áp dụng theo để trở nên giàu có?”

“Bởi vì không ai muốn làm giàu một cách từ từ”, Buffett trả lời.

Cuối cùng điểm chung ở những người giàu là nói “không” nhiều hơn nói “có”

điểm chung ở những người giàu

Tỷ phú David Rubenstein, người đồng sáng lập công ty cổ phần tư nhân The Carlyle Group, là một nhà từ thiện lớn và nắm giữ vị trí hội đồng quản trị tại một số công ty lớn. Ông cũng là tác giả của ba cuốn sách và là người dẫn chương trình PBS A History of David Rubenstein.

Khi được hỏi về lý do Rubenstein có thể quản lý và sử dụng thời gian một cách hợp lý, ông chia sẻ về danh sách liệt kê những điều ông không làm: không chơi goft, không uống rượu, không xem Netflix. Ông hầu như tránh toàn bộ những trò tiêu khiển mà ông cho là lãng phí thời gian.

Tỷ phú Jesse Itzler đồng ý về sức mạnh của việc nói “không”. Itzler là người đồng sáng lập Marquis Jet, một trong những công ty cung cấp thẻ máy bay phản lực tư nhân lớn nhất trên thế giới; một đối tác tại Zico Coconut Water, người sáng lập Mile Group và là chủ sở hữu của NBA’s Atlanta Hawks.

Trong một cuộc phỏng vấn trên podcast, ông chia sẻ: “Độ tuổi hai mươi và ba mươi là thời điểm tuyệt vời để nói ‘Có’, vì đó là thời điểm cần thiết để kết nối mạng lưới quan hệ, tiếp xúc và phát triển bản thân. Nhưng bước vào độ tuổi bốn mươi trở lên, đây là thời điểm tuyệt vời để nói ‘Không’ và kiểm soát hoàn toàn thời gian của bạn”.

Mẹo để nói “Không” với ai đó một cách khôn khéo là: “Hãy tỏ ra hào phóng. Sẵn sàng gửi quà hoặc nhận trả tiền cho một hóa đơn kể cả khi không tham gia cùng”.

“Hãy theo dõi những điều tuyệt vời. Bạn nên hiểu rằng, từ chối làm một điều gì đó không có nghĩa là đứng ngoài cuộc chơi hoàn toàn”, Itzler chia sẻ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...