Điện Gia Lai đặt mục tiêu đi lùi, lợi nhuận năm 2023 giảm gần 60%

Trong tài liệu vừa công bố, Điện Gia Lai đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 180 tỷ đồng giảm 227 tỷ đồng so với năm 2022…
Điện Gia Lai đặt mục tiêu đi lùi, lợi nhuận năm 2023 giảm gần 60%
Điện gia lai đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi

Công ty Cổ phần Thương mại Điện Gia Lai (mã chứng khoán: GEG) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Theo tài liệu, trong năm 2022, Điện Gia Lai đã gặp một loạt các khó khăn như vướng mắc từ quy hoạch điện VIII chưa được ban hành chính thức; tác động của tình hình kinh tế từ Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành giai đoạn 6 tháng cuối năm; tác động đến từ tình hình quốc tế cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu…

Đồng thời, doanh thu Điện Gia Lai còn bị cắt giảm do khống chế công suất và tổn thất năm 2022 lên tới 88 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ ghi nhận gia tăng lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã giúp cho lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 407 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch cả năm.

Bước sang năm 2023 Điện Gia Lai dự kiến doanh thu đạt 2.918 tỷ đồng. Sau khi trừ đi khoản chi phí ước tính khoảng 2.738 tỷ đồng, Điện Gia Lai sẽ thu về khoản lợi nhuận 180 tỷ đồng. Như vậy, khoản lợi nhuận trước thuế năm 2023 sẽ giảm gần 60% so với cùng kỳ.

Cũng theo tài liệu, công ty Điện Gia Lai trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 6%, tức cổ đông sở hữu 100 phiếu sẽ được nhận về 6 cổ phiếu. Với hơn 386 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự kiến sẽ phải phát hành thêm 19,3 triệu cổ phiếu để trả đợt cổ tức này.

Ngoài ra, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và tuân thủ các quy định hiện hành đối với việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn của công ty, Hội đồng quản trị cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thông qua qua việc hủy phương án phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu, mà thay thế bằng phương án bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

Tỷ lệ thực hiện quyền là 1:0,0566, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phần của công ty tại ngày chốt danh sách sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 1 quyền mua sẽ được mua 0,0566 cổ phần mới. Giá chào bán dự kiến là 10.500 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được đầu tư vào dự án Điện gió Tân Phú Đông 1 gần 203 tỷ đồng.  

Giá cổ phiếu công ty Điện Gia Lai 6/4

Trên thị trường chứng khoán, kể từ đầu năm 2023 đến nay, cổ phiếu của Điện Gia Lai GEG vẫn đang trong quá trình đi ngang và tích lũy. Chốt phiên giao dịch 6/4, thị giá GEG giảm 2,34% so với phiên liền trước và dừng ở mức 14.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường vào 5.750 tỷ đồng.

Theo giới chuyên môn, năm 2023, doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo đang phải đối mặt với 2 yếu tố bất lợi. Thứ nhất, đề án quy hoạch điện VIII chưa được thông qua, khiến nhiều dự án chậm triển khai vì phải chờ quy hoạch. Thứ hai, các doanh nghiệp đang chịu áp lực đáo hạn trái phiếu. Do đó, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng tái tạo như GEG cũng không quá tiềm năng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt áp lực bán mạnh sau chuỗi tăng dài, kiểm định vùng kháng cự quan trọng. Thị trường phân hóa, một số nhóm cổ phiếu hấp dẫn trở lại, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng...

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

Các doanh nghiệp thép lớn Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ, đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trước áp lực cạnh tranh và thị trường bấp bênh. Dù kỳ vọng phục hồi, nhưng rào cản thương mại, giá nguyên liệu biến động và nhu cầu suy yếu vẫn là thách thức lớn cho toàn ngành...