Theo đó, các doanh nghiệp không phải thực hiện ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa là linh kiện nhập khẩu để dùng trong dịch vụ bảo hành, hay nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất.
Thông thường, một doanh nghiệp sản xuất ôtô phải nhập khẩu rất nhiều linh kiện lớn - nhỏ khác nhau để lắp ráp. Chính vì vậy, việc cắt giảm thủ tục này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí khá lớn.
Với các doanh nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất ở nhiều nơi, trên tem nhãn chỉ cần ghi địa chỉ trụ sở chính. Đại diện lãnh đạo doanh nghiệpphải cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa trước người tiêu dùng và cơ quan quản lý khi có thắc mắc.
Việc bảo quy định này vẫn sẽ phải đề cao quyền lợi của người tiêu dùng. Cụ thể, Nghị định 43 cũng vẫn có những quy định mới nhằm bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có yêu cầu bắt buộc công khai thông tin đối với hàng hóa là thực phẩm, hóa chất gia dụng dạng rời, đóng gói đơn giản không có bao bì thương phẩm và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Đơn cử, đối với hàng hóa sang chia, sang chiết, phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng để tránh gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa. Việc công khai các thông tin này cũng là bắt buộc với hàng hóa là hóa chất, phụ gia thực phẩm có khả năng gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, hàng hoá có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm.
Với quy định này, doanh nghiệp sẽ có thể giảm được nhiều chi phí hình thành từ hoạt động dán tem phụ tiếng Việt, tạo nhiều cơ hội giảm thủ tục, tăng năng suất hoạt động hiệu quả hơn.