Doanh thu Viettel Global vượt 1 tỷ USD, nợ xấu tỷ lệ thuận với lãi

Kết thúc năm 2022, doanh thu của Viettel Global đạt 23.738 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD và tăng 23% so với năm 2021. Tuy nhiên, các khoản nợ xấu lên tới 14.164 tỷ đồng, tăng 117,4% so với đầu năm 2022...
Viettel Global

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – mã chứng khoán: VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam. Số liệu sau kiểm toán cơ bản giống báo cáo quý 4 đã được công bố, qua đó Viettel Global chính thức ghi nhận doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, kết thúc năm 2022, doanh thu của Viettel Global đạt 23.738 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD và tăng 23% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.549,2 tỷ đồng, tăng 347%.

Đến cuối năm 2022, Viettel Global có tổng tài sản hơn 50.259 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Vốn chủ sở hữu đạt 29.173 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 là 21.085 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn là 16.545 tỷ đồng, nợ dài hạn là 4.539 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho biết Viettel Global còn ghi nhận các khoản nợ xấu lên tới 14.164 tỷ đồng, tăng 117,4% so với đầu năm 2022. Tính đến cuối năm 2022, Viettel Global đã dự phòng 9.396 tỷ đồng, trong khi đầu năm, giá trị dự phòng ở mức 5.364 tỷ đồng.

Việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu căn cứ theo đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu. Giá gốc là giá trị các khoản công nợ đã quá hạn từ 6 tháng trở lên, dự phòng được xác định bằng giá gốc của các khoản công nợ trừ đi giá trị có thể thu hồi.

Như vậy, trước mắt, Viettel Global ước tính chỉ có thể thu hồi được gần 33,6% giá trị các khoản phải thu, tương đương 4.767 tỷ đồng. Các khoản nợ xấu của doanh nghiệp chủ yếu đến từ Công ty Viettel Cameroon S.A.R.L, Công ty TNHH Telecom International Myanmar. Trong đó, Công ty TNHH Telecom International Myanmar đang là công ty liên kết do Viettel Global nắm 49%, chuyên đầu tư mạng viễn thông ở thị trường Myanmar.

Liên quan đến việc tăng trích lập dự phòng, phía Viettel Global cho biết, ngày 21/10/2022, Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) thông báo chính thức đưa Myanmar vào diện tăng cường kiểm soát vì không ngăn chặn được các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đứng trước tình huống này, ban điều hành của Viettel Global đã thận trọng đánh giá tình hình, kết hợp với thực tế hoạt động của công ty liên kết tại Myanmar từ lúc xảy ra bất ổn chính trị để đưa ra quyết định trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư và dự phòng nợ phải thu quá hạn thanh toán với công ty liên kết này.

Doanh thu Viettel Global vượt 1 tỷ USD, nợ xấu "tỷ lệ thuận" với lãi
Trong phiên giao dịch ngày 31/3, giá cổ phiếu VGI ghi nhận ở mức 21.300 đồng/cổ phiếu

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 31/3, giá cổ phiếu VGI ghi nhận ở mức 21.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 64.833 tỷ đồng.

Tính tới hết năm 2022, Viettel Global có tổng cộng 11 công ty con và ba công ty liên kết, đều hoạt động ở nước ngoài như Đông Timor, Campuchia, Lào, Myanmar, Mozambique, Haiti, Burundi, Tanzania.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...