Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020

Trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, Nhật Bản sẽ tổ chức Thế vận hội Tokyo mà không có khán giả cùng với đó là đem đến một số người máy giúp tham gia hỗ trợ điều hành kỳ vận hội này.
Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản – Toyota đã phát triển một bộ robot để đồng hành triển khai Thế vận hội và đội quân robot này được thiết kế nhằm mang lại các ứng dụng hằng ngày một cách thiết thực hơn.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota là nhà tài trợ chính cho Olympic Tokyo.

Hirohisa Hirukawa, người đứng đầu Dự án Robot Tokyo 2020 cho biết: “Thế vận hội Tokyo 2020 là cơ hội duy nhất để chúng tôi thể hiện được công nghệ robot của Nhật Bản. Đây không chỉ đơn giãn là trưng bày robot, mà còn giới thiệu cách thức triển khai hoạt động của robot trong đời sống thực. Vì vậy, không chỉ có các môn thể thao mà cả những robot này cũng sẽ là một trong những điều đáng mong đợi khi Thế vận hội 2020 diễn ra.”

Hai chú robot có khả năng tương tác với con người sẽ đóng vai trò linh vật chính thức của thế vận hội và chúc mừng với các vận động viên cũng như bất kỳ ai được phép tham dự thế vận hội. Chúng là Miraitowa, màu xanh dương, và Someity, màu hồng - những con robot có kích cỡ bằng con rối và sở hữu cặp mắt to, đứng tại sảnh để chào đón các vận động viên. Cả hai được điều khiển từ xa bởi một nhân viên con người, nhưng cũng được trang bị camera tích hợp có khả năng nhận dạng khuôn mặt và biểu cảm khuôn mặt, đồng thời tương tác bằng cách bắt tay, gật đầu, và nháy mắt.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-2

Linh vật của Thế vận hội Tokyo 2020 , phiên bản robot

Ngoài hai robot trên, góp mặt trong đội quân hỗ trợ cho Tokyo 2020 là robot hình người với kích thước thật, T-HR3 được Toyota phát triển từ năm 2017. Robot này có khả năng bắt chước những chuyển động tay của người điều khiển, Toyota chia sẻ T-HR3 được điều khiển bởi kính thực tế ảo VR và khung xương ngoài, giúp thực hiện động tác tương tác với các vận động viên và thậm chí tự tổ chức một cuộc trò chuyện với họ.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-3

Robot dạng người T-HR3

Có lẽ quan trọng nhất trong Thế vận hội này là T-TR1, một robot có khả năng dịch chuyển tức thời cho phép mọi người tham gia sự kiện và tương tác với các vận động viên theo hệ thống thực tế ảo. Cụ thể, hình dáng T-TR1 có một màn hình cao, thẳng đứng, hiển thị hình ảnh trực tiếp của người xem từ xa và có một máy ảnh được gắn trên đầu mang lại cho mọi người cảm giac như họ thực sự đang ở đây. Bất kỳ ai được chọn tham gia đều có thể di chuyển robot xung quanh một địa điểm bằng điều khiển tử xa.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-4

T-TR1, một robot có khả năng dịch chuyển tức thời

Một robot có lẽ sẽ ít được sử dụng tại Thế vận hội năm nay là Delivery Support Robot, loại robot hỗ trợ giao hàng được thiết kế để giao thức ăn và đồ uống cho đối tượng khán giả ngồi trên xe lăn. Đối tác của nó, robot hỗ trợ con người Human Support Robot được chỉ duy bởi một ứng dụng, cũng được thiết kế để hướng dẫn những vị khách cần hỗ trợ để di chuyển đến chỗ ngồi của họ. Mặc dù không được dùng nhiều tại Thế vận hội Olympic, nhưng chúng chắc chắn sẽ giúp ích tại Tokyo Paralympics bắt đầu vào ngày 24.8.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-5

Một loại robot hỗ trợ giao thức ăn, nước uống

Bên cạnh những robot được sử dụng riêng biệt thì Thế vận hội Tokyo còn ứng dụng mạng bot không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế, gọi là Field Event Support (FES), giúp hỗ trợ sự kiện hiện trường, theo dõi nhân viên vận hành và tự động điều hướng để thu thập các vật dụng được sử dụng trong thi đấu, giúp giảm thiểu thời gian và hỗ trợ các hoạt động trong bộ môn thi đấu điền kinh.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-6

Field Event Support (FES) –Mạng bot hỗ trợ sự kiện hiện trường

Cuối cùng, ngoài những robot được ứng dụng trong Thế vận hội Tokyo thì Toyota cũng sẽ sử dụng phương tiện di chuyển tự vận hành của mình là e-Palette để đưa đón các vận động viên và huấn luyện viên tham quan một vòng từ làng Olympic đến sân thi đấu. Loại xe này có thể chở được tối đa 20 hành khách hoặc bốn xe lăn và bảy hành khách đứng. Mỗi phương tiện dài khoảng 5,25m và có thể chạy được hơn 90 dặm trước khi cần sạc lại. Vì là xe tự vận hành nên luôn có một tài xế đi cùng với các vận động viên nhằm khi có trường hợp khẩn cấp, họ sẽ đứng ra điều khiển phương tiện. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, e-Palette sẽ tự trở về kho và chiếc xe mới được điều động thay thế.

Đội quân robot tối tân hỗ trợ Olympic Tokyo 2020-7

Xe tự hành e-Palette để đưa đón vận động viên và huấn luyện viên từ làng Olympic đến nơi thi đấu.

Xem thêm

10 cầu thủ lương cao nhất thế giới

10 cầu thủ lương cao nhất thế giới

Mức lương của các cầu thủ trên thế giới luôn là niềm ao ước của nhiều người, bởi số tiền họ bỏ túi mỗi năm đủ sức làm choáng bất kỳ ai. Họ là những vận động viên chơi môn thể thao tập thể duy nhất có tổng thu nhập lũy kế qua các năm cán mốc 1 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...