Dòng tiền vẫn duy trì được diễn biến vận động qua các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ

Thanh khoản bán tăng mạnh phiên hôm nay là do hành động chốt lời ngắn hạn gia tăng. Tuy nhiên, tình hình thị trường chưa quá xấu, do dòng tiền vẫn duy trì được diễn biến vận động qua các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, tranh thủ cơ cấu lại danh mục...

Dòng tiền vẫn duy trì được diễn biến vận động qua các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ

Chứng khoán ngày 29/5, VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh mạnh ở vùng kháng cự quanh 1.285 điểm, áp lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều với thanh khoản gia tăng kém tích cực. Kết phiên VN-Index giảm 9 điểm (-0,71%) về mức 1.272,64 điểm.

HNX-Index giảm 1,43 điểm (-0,58%) về mức 244,14 điểm sau khi chịu áp lực bán ở vùng đỉnh giá cao nhất tháng 3/2024. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch trở nên tiêu cực với 355 mã giảm giá (11 mã giảm sàn), 270 mã tăng giá (21 mã tăng trần) và 111 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị giao dịch trên hai sàn niêm yết lần lượt là 25.414,30 tỷ đồng và 1.884,32 tỷ đồng, tăng lần lượt 15,32% và 2,67% so với phiên trước, vượt mức trung bình. Tuy nhiên lại thể hiện áp lực điều chỉnh, bán chốt lãi ngắn hạn khá mạnh ở nhiều mã/nhóm mã, trong khi vẫn xoay vòng ngắn hạn sang một số mã khác như xây dựng, thủy sản...

Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh trên sàn HOSE với giá trị 1.656,33 tỷ đồng, tập trung khá đột biến ở các cổ phiếu ngân hàng, thép; bán ròng trên HNX với giá trị 9,15 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau diễn biến phục hồi, đã chịu áp lực điều chỉnh khi VN30 gặp vùng kháng cự mạnh đỉnh giá tháng 3/2024, đa số chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản ở mức trung bình với HDB (-2,90%), STB (-2,08%), VIB (-1,79%), CTG (-1,71%)... ngoài các mã khá nổi bật, thanh khoản gia tăng mạnh như BVB (+4,84%), EIB (+4,80%), LPB (+3,79%), ABB (+3,53).

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản ở mức trung bình như EVS (-2,60%), CTS (-2,28%), MBS (-2,05%), BVS (-1,94%)... ngoài VDS (+2,87%), ORS (+2,20%), AGR (+1,98%)... khá tích cực.

Các cổ phiếu dầu khí có diễn biến khá tích cực trong phiên, tuy nhiên cuối phiên hầu hết đều chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh, nhiều mã thanh khoản đột biến như PVO (-8,33%), VTO (-2,59%), PVP (-2,56%), PVC (-2,44%)... ngoại trừ VIP (+6,99%) tiếp tục giao dịch tích cực đột biến.

Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng có diễn biến tương tự khi kết phiên hầu hết chịu áp lực điều chỉnh nhẹ như DTD (-2,63%), GVR (-1,97%), VGC (-1,77%). SZC (-1,76%)... sau khi tăng giá tốt trong phiên trước.

Trong khi đó vẫn có nhiều mã/nhóm mã có diễn biến khá nổi bật, duy trì tăng giá cuối phiên, thanh khoản gia tăng khá đột biến như thủy sản với CMX (+6,91%), ANV (+,56%), IDI (+1,25%)... xây dựng, vật liệu xây dựng, nhựa như AAA (+5,15%), KSB (+1,32%), VCG (+0,88%), PTB (+0,85%)... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản giảm dưới mức trung bình PC1 (-2,22%), CTD (1,86%)...

anh-chup-man-hinh-2024-05-29-luc-200050-8924.png
Diễn biến VN-Index trong thời gian qua

Chỉ tăng tỷ trọng khi vị thế mua trước đó đã có lợi nhuận

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Thanh khoản phiên hôm nay tăng mạnh, vượt 27,84% so với mức trung bình 20 phiên. Giảm bất ngờ về cuối phiên với thanh khoản tăng cao cho thấy nhịp giảm vẫn có thể tiếp diễn trong phiên sáng tới.

Điểm tích cực là VN-Index vẫn chưa xâm phạm ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 1.268-1.270 điểm, nên khả năng ngưỡng này sẽ được thử thách trong phiên tới.

Dù giảm sâu và thanh khoản lớn, song xu hướng giảm điểm vẫn chưa được xác nhận, nhưng cũng là tín hiệu chúng ta cần thận trọng hơn trong chiều hướng mua.

CSI liên tục khuyến nghị mua, tăng thêm tỷ trọng ở các cổ phiếu đang có lợi nhuận trong những phiên thị trường điều chỉnh. Hiện tại, chiến lược này vẫn chưa có rủi ro sau phiên giảm mạnh hôm nay, nhưng tạm thời nên hạn chế việc mua mới, chỉ tăng thêm tỷ trọng khi vị thế mua trước đó đã có lợi nhuận.

Loại bỏ những mã yếu

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Thanh khoản bán tăng mạnh phiên hôm nay là do hành động chốt lời ngắn hạn gia tăng. Tuy nhiên, tình hình thị trường chưa quá xấu, do dòng tiền vẫn duy trì được diễn biến vận động qua các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, tranh thủ cơ cấu lại danh mục, loại bỏ những mã yếu và chuyển sang các mã giữ được đà hồi phục ổn định.

Có thể chốt lời một phần khi các mã mục tiêu vượt đỉnh

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index một lần nữa kiểm định thất bại vùng kháng cự gần 1.28x điểm và áp lực phân phối ngày càng trở nên rõ nét hơn khi biên độ giảm điểm bao trùm toàn bộ nến tăng điểm ngày hôm qua, phủ định lại nỗ lực vượt đỉnh ngắn hạn.

Mặc dù vậy, xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn đang được bảo lưu và chỉ số được kỳ vọng sẽ vượt mốc 1.300 điểm trong những phiên tới trước khi có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trở lại.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế đã mở, có thể cân nhắc chốt lời một phần nhỏ tỷ trọng khi các mã mục tiêu vượt đỉnh và đạt lợi nhuận kỳ vọng.

Tiếp tục chịu áp lực vùng dưới 1.300 điểm

Chứng khoán SHS

VN-Index tiếp tục chịu áp lực kiểm tra lại giá cao nhất năm 2023 tương ứng quanh 1.255 điểm, cũng như đường giá trung bình MA20 phiên hiện nay. Đây là vùng hỗ trợ khá quan trọng của xu hướng ngắn hạn hiện tại.

Trong ngắn hạn, VN-Index sau khi vượt lên trên vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm để quay trở lại kênh giá 1.250 -1.300 điểm, tiếp tục chịu áp lực kiểm tra lại vùng dưới của kênh giá này. Thị trường vẫn luân phiên phục hồi với các mã/ nhóm mã chưa tăng nhiều, có vùng giá dưới hay tương đương VN-Index 1.250 điểm.

Tuy nhiên mức độ luân phiên đang có tín hiệu gần đạt đỉnh khi thị trường đang xoay vòng sang các mã có tính chất đầu cơ, penny hơn trong khi bắt đầu suy yếu với các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Xu hướng trung hạn của VN-Index trở lại kênh tích lũy 1.250 - 1.300 điểm sau nhịp giảm điểm mạnh. Nếu giữ được vùng hỗ trợ 1.250 điểm VN-Index vẫn có thể duy trì kỳ vọng phục hồi trở lại hướng tới vùng 1.282 - 1.287 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất phiên giảm điểm mạnh 15/4/2024 cũng như đỉnh giá tháng 9/2022.

VN-Index tiếp tục có diễn biến rung lắc như dự kiến sau khi vượt lên kháng cự mạnh 1.250 điểm với đặc điểm thị trường ngắn hạn là đang luân phiên phục hồi với các nhóm mã vốn hóa trung bình, nhỏ.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hoặc canh chốt lãi dần đối với các cổ phiếu đã đạt mục tiêu và hạn chế mua đuổi. Nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

"Ghế nóng" tại nhiều doanh nghiệp đổi chủ

"Ghế nóng" tại nhiều doanh nghiệp đổi chủ

Thời gian gần đây, loạt doanh nghiệp đã có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao, trong đó có những lãnh đạo có thời gian gắn bó trên chục năm đã nộp đơn xin từ nhiệm…

Trợ lực “thắp sáng” cổ phiếu ngành điện

Trợ lực “thắp sáng” cổ phiếu ngành điện

VDSC cho rằng kết quả kinh doanh nhóm nhiệt điện sẽ đến từ sản lượng thực phát trong nửa đầu năm và nửa cuối năm sẽ ghi nhận thêm từ phần doanh thu CFD, kết quả kinh doanh nhóm thủy điện sẽ có tăng trưởng so với cùng kỳ trong nửa cuối 2024 khi sản lượng phục hồi...

Loạt cổ phiếu UPCoM bị đình chỉ giao dịch từ đầu tháng 6

Loạt cổ phiếu UPCoM bị đình chỉ giao dịch từ đầu tháng 6

Do không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch trước đó, hàng loạt cổ phiếu đã bị HNX đưa vào diện đình chỉ giao dịch từ ngày 3/6/2024. Đáng lưu ý, nhiều mã từng là cổ phiếu có thị giá cao và khối lượng giao dịch lớn cách đây 10 năm trước...

Đại hội Nhựa An Phát Xanh (AAA): Cổ đông "đói" cổ tức, doanh nghiệp vẫn trích 15% lợi nhuận vào quỹ phúc lợi khen thưởng

Đại hội Nhựa An Phát Xanh (AAA): Cổ đông "đói" cổ tức, doanh nghiệp vẫn trích 15% lợi nhuận vào quỹ phúc lợi khen thưởng

Nhiều cổ đông bộc bạch, họ chỉ là những cổ đông nhỏ lẻ, nắm tỷ trọng ít, tiếng nói không "nặng" như ban lãnh đạo và khả năng thay đổi kết quả gần như là con số không. Trong khi đó, ban lãnh đạo muốn giữ lợi nhuận để đầu tư, thì quỹ khen thưởng phúc lợi lại lên đến 15% lợi nhuận sau thuế năm 2023...

Nhóm VN30 sẽ dẫn dắt VN-Index tăng và kiểm định lại vùng 1.277-1.280 điểm

Nhóm VN30 sẽ dẫn dắt VN-Index tăng và kiểm định lại vùng 1.277-1.280 điểm

Theo nhận định của công ty chứng khoán, dự báo ngày mai, chỉ số đại diện nhóm vốn hóa lớn là VN30 có thể tăng từ hỗ trợ MA20 (tại 1.280 điểm) để kiểm định kháng cự MA10 (tại 1.298 điểm). Động thái này có thể sẽ dẫn dắt VN-Index tăng và kiểm định lại vùng đỉnh gần nhất tại 1.277-1.280 điểm...

Có thể bạn quan tâm