Đồng yen trượt giá mạnh khiến Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng mạnh lãi suất, giá yen rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng tại 145 yen đổi một USD, buộc chính phủ Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường để đẩy giá nội tệ.
Đồng yen trượt giá mạnh khiến Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ

Vào lúc 03:55 ET (07:55 GMT), Dollar Index, chỉ số theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch cao hơn 1% ở mức 111,460, trước đó đã tăng cao tới lên mức 111,79 lần đầu tiên kể từ giữa năm 2002.

USD mạnh so với đồng yen khi Ngân hàng Nhật Bản vẫn giữ lãi suất ở mức cực thấp và duy trì lập trường ôn hòa của mình.

Tỷ giá USD/JPY tăng 1,1% lên mức 145,56, vượt qua mức quan trọng 145 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 1998 khi tỷ giá lúc đó đạt mức 146,78, trước khi hiệp định chung Nhật-Mỹ ra đời nhằm hỗ trợ đồng yen năm 1998.

Trước việc đồng yen trượt giá 20% so với USD trong năm nay, Bộ Tài chính Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để đẩy giá yen lên, khi đồng tiền này liên tục mất giá so với USD.

Quyết định trên được đưa ra sau khi giá yen rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng tại 145 yen đổi một USD. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998 giới chức Nhật Bản phải kéo giá nội tệ lên.

Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến các quỹ đầu tư mạo hiểm liên tục bán khống đồng yen thời gian qua. "Trên thị trường ngoại hối đang có diễn biến một chiều và rất nhanh, theo hướng đầu cơ", Thứ trưởng Tài chính chịu trách nhiệm các vấn đề quốc tế Masato Kanda cho biết trước báo giới hôm nay, "Chính phủ lo ngại về các biến động quá lớn này và đã có động thái kiên quyết".

Sau thông báo của Bộ Tài chính Nhật Bản, giá yen chiều nay đã tăng 2,3% so với USD, lên 140 yen đổi một USD.

Dù vậy, giới phân tích nghi ngờ hiệu quả của hành động mang tính đơn phương này. "Động thái của họ có thể làm chậm lại đà giảm của yen", Christopher Wong – chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng OCBC nhận định, "Nhưng chỉ một cách đó thôi là không đủ thay đổi xu hướng nền tảng của yen, trừ phi USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, hoặc BOJ thay đổi chính sách tiền tệ".

Can thiệp vào thị trường tiền tệ là động thái hiếm hoi với Nhật Bản. Lần cuối cùng Nhật Bản phải kéo giá yen lên là trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Khi đó, tỷ giá cũng quanh 146 yen đổi một USD, đe dọa nền kinh tế Nhật Bản còn mong manh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?